Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2016 | 7:55

Giá cá tra tăng cao - người nuôi vẫn không thể vui

Giá cá tra tăng cao nhưng lượng cá trong dân còn ít, nông dân không còn cá để bán do đã phải chịu bán lỗ từ nhiều tháng trước.

Giá cá tra tại khu vực ĐBSCL đang tăng cao nhất trong năm. Hiện mức giá cao nhất mà doanh nghiệp đưa ra là 22.500 đồng/kg. Như vậy, so với hồi tháng 9, giá cá tra nguyên liệu thuộc các kích cỡ khác nhau đều đã tăng khá, với mức tăng khoảng 2.000-3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cá tra tăng cao nhưng lượng cá trong dân còn ít, nông dân không còn cá để bán do đã phải chịu bán lỗ từ nhiều tháng trước.

gia ca tra tang cao nguoi nuoi van khong the vui hinh 1
Giá cá tra đang tăng nhưng nguồn cung cũng cạn dần
Giá cá tra khu vực miền Tây tăng mạnh trở lại lý do là do nguồn cung bị giảm sút lớn. Bởi nhiều tháng trước đó, giá cá tra nguyên liệu tại các ao nuôi luôn ở mức thấp, nhiều người nuôi bị thua lỗ, phải bán tháo, bán đổ. Còn hiện nay, với mức hiện tại trên 22.500 đồng/kg, giá cá đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay, nhưng nhiều người dân nuôi cá ở An Giang kém vui.

Số liệu từ Hiệp hội Cá tra Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, giá cá tra dao động từ 18.800-21.600 đồng/kg, đa phần người dân không đảm bảo lợi nhuận. Như vậy, với giá hiện nay vào khoảng 22.500 đồng/kg là giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

Nhưng theo ông Lê Văn Đẹp, người dân nuôi cá ở tỉnh An Giang, chỉ khi nguồn cung khan hiếm thì doanh nghiệp chế biến mới đổ xô đi thu mua trong dân. Còn ông Nguyễn Hữu Nguyên, người nuôi cá ở huyện Châu Phú cho rằng, giá cá tăng do thị trường xuất khẩu tăng là có cơ sở do nhu cầu nhập khẩu cá tra phục vụ cho Giáng Sinh, năm mới.

Tuy nhiên, cũng như “nỗi đau” mà người nuôi liên tục từng phải chịu đựng. Đó là chiêu trò của các nhà máy khi thấy khan hiếm nguyên liệu thì đẩy giá cá lên. Do vậy, khi người dân thấy lợi đổ xô đi vay tiền nuôi vụ mới thì ngay sau đó giá cá lại xuống thấp do phải nắm đằng lưỡi, không thể không bán cho doanh nghiệp.

“Người nuôi cá có bán được cũng rất khó khăn vì không được nhận tiền ngay. Trong khi từ đầu năm tới nay, người nuôi đã quá lỗ nên không dám đầu tư cho nghề nuôi cá. Vì thế, hậu quả trước nhất là người nuôi nhưng các doanh nghiệp cũng không mua được cá nguyên liệu trong dân”, ông Nguyên chia sẻ.

Một vấn đề khác cũng cần phải cảnh báo trong thời điểm giá cá tăng cao như hiện nay, đó là cá tra nguyên liệu loại lớn hiện được doanh nghiệp, hệ thống chân rết của các doanh nghiệp tìm mua nhiều. Một số doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu cá tra cho rằng, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc đang tăng mạnh; thị trường này ăn cá loại lớn là chủ yếu nên nhu cầu cá quá lứa tăng mạnh. Tuy nhiên, rất nhiều lô hàng xuất theo đường tiểu ngạch.

Ông Phạm Phúc Toại, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Cadovimex II tại Đồng Tháp cho rằng, gần như các đơn vị nhỏ xuất cá theo đường tiểu ngạch nên có những nhà máy đi mua cá không cần kiểm tra kháng sinh.

Dưới tác động từ giá mua của các nhà nhập khẩu, việc thu mua cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến ở ĐBSCL đang sôi động. Tuy nhiên, người nuôi cá vẫn đang trong trạng thái lo âu, nghi ngờ bởi chẳng biết tận hưởng niềm vui này được bao lâu./.

Thanh Tùng/VOV
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

Top