Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 4 năm 2019 | 2:1

Gửi đơn cầu cứu vụ con trai 7 tuổi tử vong bất thường tại Bệnh viện K

Bố của bé trai 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều vừa gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tập thể liên quan.

Mong sớm làm rõ nguyên nhân
 
Báo Kinh tế nông thôn nhận được đơn cầu cứu của anh Lê Tuấn A., bố bệnh nhi Lê Bảo N. (7 tuổi), quê Phú Thọ, bị tử vong ngày 14/03/2019.
 
Trong đơn, anh Tuấn A. bày tỏ nỗi bức xúc về cái chết của con trai và tố cáo bác sỹ Phạm Thị Việt Hương, Phó trưởng khoa nội Nhi, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, người trực tiếp điều trị cho con trai anh.
bvk0.jpg
Đơn cầu cứu của bố bệnh nhân 7 tuổi bị tử vong ngày 14/03/2019 tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều gửi Báo Kinh tế nông thôn.
Anh Tuấn A. trình bày: Tôi và vợ kết hôn năm 2006, sinh được 02 người con, trong đó có cháu Lê Bảo N. (SN 2012), con thứ 2 của gia đình. Mặc dù điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nhưng với tình yêu thương con cái hết mực, vợ chồng tôi đã cố gắng làm ăn, bảo ban nuôi dạy các cháu ăn học…
 
"Đến khoảng đầu tháng 02/2019, gia đình thấy cháu N. bị sưng bên má phải, sưng ngày càng to nên đưa cháu đi khám và phát hiện cháu bị u hạch ác tính. Khi biết tin gia đình rất đau buồn và lo lắng về bệnh tình của cháu. Với quyết tâm còn nước còn tát, bán hết tài sản, đồng thời đi vay mượn anh em làng xóm, gia đình đã quyết định đưa cháu xuống Bệnh viện K cơ sở Tân Triều điều trị", trong đơn anh A. chia sẻ.
 
Trong đơn anh A. cho biết thêm: Khi nhập viện, cháu đã được bác sĩ Phạm Thị Việt Hương, Phó trưởng khoa nội Nhi trực tiếp điều trị nên gia đình rất yên tâm. Ngày 27/02/2019, cháu bước vào điều trị truyền hóa chất (đợt 01) và kết thúc vào ngày 28/02/2019. Sau khi cháu truyền hóa chất xong, bác sĩ Hương đã cấp thuốc uống và cho cháu về, hẹn ngày 05/03/2019 quay lại bệnh viện để truyền hóa chất tiếp.
 
Ngày 05/03/2019, theo như lịch hẹn, tôi cho con xuống viện gặp bác sĩ Hương thăm khám và được giải thích nói là cháu hợp thuốc nên tiến triển tốt và bắt đầu điều trị hóa chất (đợt 2).
bvk2.jpg
Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, nơi bác sỹ Phạm Thị Việt Hương, Phó trưởng khoa nội Nhi bị gia đình cháu bé 7 tuổi "tố" gây ra cái chết oan ức cho con  họ.
Trải qua 4 ngày điều trị bằng hóa chất, bác sĩ có nói với gia đình là: “Yên tâm, u của cháu đã tan hết”. Tuy nhiên, ngày 09/03/2019, cháu bắt đầu bị đi ngoài và phải nằm theo dõi. Trong khoảng thời gian này, cháu không ăn uống được gì mà chỉ có nôn nhưng bác sĩ Phạm Thị Việt Hương không thường xuyên đến thăm khám.
 
Sốt ruột trước việc cháu không ăn uống được gì nhưng lại nôn thốc nôn tháo, liên tục kêu đau bụng, đi ngoài, sốt…  gia đình đã đề nghị bà Hương cho đi khám, siêu âm nhưng bà Hương tỏ vẻ khó chịu, không muốn cho đi và nói: "Nếu thích đi thì cho đi”, sau đó bỏ mặc con tôi, làm cho gia đình và vợ chồng tôi rất bức xúc.
 
Đến ngày 13/03/2019, tình trạng của con tôi ngày càng xấu đi và lúc này, bác sĩ Hương mới chỉ định cho điều dưỡng truyền chai nước đạm sữa trong khoảng từ 22h30 đến 23h00.
 
Sau khi truyền chai đạm sữa được 15 phút, tôi thấy cháu sốt cao (40,5 độ) và nói nhảm rất nhiều, hai mắt cháu trợn ngược không nhận ra bố mẹ. Thấy con như thế, tôi chạy sang gọi bác sỹ đến kiểm tra và ngay lập tức bác sĩ đã rút bỏ chai đạm sữa đang truyền cho cháu ra và cắm chai dịch khác vào.
 
Sau đó, bác sỹ Hương nói: “Cho xuống phòng cấp cứu ngay”, khi đưa cháu xuống phòng cấp cứu khoảng từ lúc 23h00 ngày 13/03/2019 đến 07h05’ ngày 14/03/2019 thì cháu qua đời.
 
Sau khi sự việc xảy ra, tôi mới nghe mọi người nói là: “Khi cơ thể đang yếu như vậy mà truyền đạm sữa khác gì giết người”. Thật đau xót khi thấy bác sĩ ở phòng cấp cứu nói: “Cháu chuyển xuống đây đã quá muộn rồi”. Mất mát là điều không ai mong muốn nhưng nếu sự việc xảy ra là do con tôi bị bệnh mà chết thì lại một nhẽ nhưng ở đây với thái độ hách dịch, điều trị cho một bệnh nhân ung thư mới có 7 tuổi nhưng bà Hương không mảy may để ý thì có khác gì giết người.
 
Trong đơn, anh Tuấn A. đề nghị bệnh viện có câu trả lời khách quan, trung thực về nguyên nhân dẫn đến cái chết của con trai. Đồng thời, xử lý đúng theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tập thể liên quan...
 
Tạm đình chỉ Phó trưởng khoa nội Nhi
 
Được biết, trước sự việc trên, đại diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã có buổi trả lời báo chí. Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Phòng công tác xã hội của bệnh viện thông tin: “Sau khi sự việc xảy ra, PGS. TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Bệnh viện và TS. BS. Trần Văn Công, Trưởng khoa nội Nhi cùng các bác sĩ trưởng, phó khoa, phòng, đơn vị đã gặp mặt chia sẻ, động viên, giải thích với gia đình bệnh nhi; tổ chức làm việc với Công an huyện Thanh Trì; hỗ trợ cùng gia đình đưa bệnh nhi mổ pháp y tại Bệnh viện Quân y 103, sau đó hỗ trợ xe đưa bệnh nhi về địa phương. Sáng sớm ngày 14/03, PGS.TS Lê Văn Quảng cùng đoàn công tác của bệnh viện đã về địa phương chia sẻ với gia đình và dự tang lễ của bé.
bvk3.jpg
 
bvk4.jpg
Thông tin báo chí về sự cố y khoa bệnh nhi tử vong do ông Nguyễn Bá Tĩnh, Thạc sỹ - Bác sỹ Trưởng phòng Phòng công tác xã hội Bệnh viện K cơ sở Tân Triều cung cấp cho cơ quan báo chí.
Bệnh viện đã báo cáo về sự cố y khoa lên lãnh đạo Bộ Y tế và đã thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá quá trình điều trị bệnh nhi và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Cảnh sát điều tra để sớm làm rõ nguyên nhân tử vong của bệnh nhi".
 
Cũng theo đại diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Bệnh viện đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với TS.BS Phạm Thị Việt Hương để phục vụ công tác điều tra làm rõ. Quan điểm của bệnh viện là sẽ không bao che, nếu phát hiện thiếu sót, sai phạm trong quá trình điều trị cho bệnh nhi sau khi có kết luận điều tra sẽ xử lý kỷ luật đúng người, đúng sai phạm.
 
"Hiện nay do sự việc đang được phía công an điều tra làm rõ nên mọi thông tin chính thức sẽ chờ cơ quan chức năng kết luận", đại diện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều cho hay.
 
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
 
 
 
 
 
P/V
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top