Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018 | 13:41

Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp: Nâng cao giá trị cam sành

Cam sành là một trong 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Giang. Chất lượng và thương hiệu cam sành đã được khẳng định và có chỗ đứng trên thị trường. Dự kiến, niên vụ 2018 -2019, cây cam sẽ cho thu trên 600 tỷ đồng.

1.jpg
Trồng cam theo quy trình VietGAP đã giúp Hà Giang nâng cao được chất lượng, năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao.

 

Nâng cao chất lượng

Hà Giang hiện có 8.717ha cam, trong đó có 6.729ha cam sành, diện tích cam cho sản phẩm 5.183ha. Tổng sản lượng ước 62.085 tấn. Có 3.472ha cam sản xuất theo quy trình VietGAP với sản lượng 35.169 tấn.

Để quản lý tốt công tác sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập Hiệp hội Cam sành và chỉ đạo thành lập 69 tổ sản xuất, HTX sản xuất cam VietGAP tại mỗi vùng chứng nhận, quản lý và xây dựng chỉ dẫn địa lý; đồng thời, quản lý tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên thị trường.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang, để phát triển và bảo vệ thương hiệu cam sành Hà Giang, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp từ chăm sóc tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đến chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn nhà vườn trồng theo quy trình VietGAP, từ đó, nâng cao chất lượng, giá trị quả cam. Cùng với đó, tạo mối liên kết bền vững trong sản xuất giữa người dân với doanh nghiệp.

Ông Lưu Đình Cát, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất cam VietGAP thôn Sơn Đông  - thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình), cho biết: Trồng cam theo quy trình VietGAP năng suất không chỉ cao hơn 15-20% so với trồng thông thường mà còn dễ bán và bán với giá cao hơn, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ dân.

Theo ông Hoàng Văn Nhiên, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), xã hiện có 960ha cam, 100% số hộ trồng cam cam kết sản xuất theo quy trình VietGAP. Từ trồng cam, hàng trăm hộ dân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, hàng chục hộ có thu trên 1 tỷ đồng/năm, cá biệt có hộ thu nhập 3 - 4 tỷ đồng/năm.

Về cách nhận biết, theo ông  Vinh, cam sành Hà Giang quả to và tròn, vỏ sần sùi, khi chín vỏ màu vàng cam, ruột cam màu vàng đỏ, có vị ngọt thanh, hơi chua dôn dốt, mọng nước và có mùi thơm đặc trưng, có vỏ dày nên có thể để  20 ngày không bị hỏng.

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu

Những năm qua, Hà Giang đã đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá, giao thương kết nối, xúc tiến tiêu thụ để đưa các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh ra thị trường lớn. Nhờ vậy, sản phẩm cam sành Hà Giang đã vào hệ thống phân phối tại các siêu thị, các chợ đầu mối, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch... tại nhiều tỉnh, thành phố.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng còn chú trọng xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tem điện tử truy xuất nguồn gốc, nhãn mác bao bì đóng gói cho các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Để gắn với thị trường, ngoài công tác quảng bá sản phẩm, các cơ quan hữu quan của Hà Giang còn tổ chức các đoàn giao thương kết nối một số doanh nghiệp, như: Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Siêu thị Co.opmart, Siêu thị Fivimart, Siêu thị Metro, Chợ đầu mối Thủ Đức…, các doanh nghiệp tại Châu Vân Sơn, Vân Nam (Trung Quốc) với các HTX để tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa.

Đồng thời, Hà Giang còn chủ động tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại tại Hà Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tại Châu Văn Sơn, Vân Nam (Trung Quốc)… Tham gia các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa do các tỉnh, thành phố lớn tổ chức; tham gia quảng bá sản phẩm trong khuôn khổ Hội nghị IPU tại Hà Nội, Hội nghị APEC tại Đà Nẵng…

Ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang, cho biết, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cam sành, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm rộng rãi qua nhiều kênh để cam sành Hà Giang đến người tiêu dùng trong và ngoài nước thuận tiện nhất và tiếp tục hỗ trợ bao bì, tem điện tử truy xuất cho các doanh nghiệp, HTX, hộ trồng cam trên địa bàn tỉnh.

“Tỉnh sẽ xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang và áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ Blockchain phục vụ quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của tỉnh”, ông Quyền cho biết thêm,

Năm 2016, sản phẩm cam sành Hà Giang được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý; đồng thời phê duyệt Dự án “Quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” dùng cho sản phẩm cam sành”. Trong niên vụ 2016-2017, 2017-2018, Hà Giang đã hỗ trợ trên 12.000 bao bì đựng cam, trên 2.000.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc.

Cùng với nâng cao chất lượng, Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam sành, để từng bước đưa sản phẩm cam sạch, có chất lượng đến tay người tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị kinh tế từ cây cam.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top