Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 11 tháng 1 năm 2017 | 7:30

Hà Nam: Nghi vấn trong thi công dự án cải tạo nâng cấp đường 21B

Người dân cho rằng, trong quá trình thi công dự án cải tạo nâng cấp đường 21B (chợ Dầu-Ba Đa), đoạn trước cửa Trường THCS Văn Xá (Kim Bảng - Hà Nam), đơn vị thi công đã không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như: Chỉ gạt lớp bùn đất, chỗ thì rải vải địa, chỗ thì không, sau đó chỉ rải lớp đá nhỏ rồi lu lèn.

Ban chỉ huy công trình.

Theo phản ánh của người dân, phóng viên có mặt tại điểm thi công đoạn trước cổng Trường THCS Văn Xá đến điểm cắt ngang đường đi về thị trấn Kim Bảng. Ghi nhận tại hiện trường, đơn vị thi công chỉ gạt lớp bùn đất sang hai bên, cách điểm cắt ngang đường đi về thị trấn Kim Bảng có rải vải địa khoảng 5-7 mét, đoạn sau đó không rải vải địa mà chỉ rải đá loại nhỏ rồi lu lèn. Điều đáng nói là, đoạn đường này đều là đất ruộng.

Đoạn đường đang thi công.

Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên đã tìm gặp chủ đầu tư dự án cải tạo nâng cấp đường 21B là Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Nam. Trao đổi với phóng viên, ông Khổng Bình Nguyên, Phó giám đốc Sở cho biết, dự án này do Sở làm chủ đầu tư, tuy nhiên, theo Luật Công trình, dự án từ 5 tỷ đồng trở lên đơn vị không trực tiếp làm. Chính vì vậy, Sở đã có hợp đồng với Ban quản lý Dự án các công trình giao thông (trước đây ban này trực thuộc Sở nhưng nay thuộc UBND tỉnh quản lý-PV) tư vấn quản lý dự án. Với khối lượng công việc như vậy, Ban quản lý sẽ thành lập các bộ phận tiếp quản dự án, quản lý, giám sát và triển khai thi công, còn đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đồng Tâm.

Bùn đất được đưa sang hai bên rải đá rồi lu lèn.

Về phía Sở, giao cho Phòng Quản lý chất lượng giao thông giám sát theo dõi tiến độ thi công. Theo đó, ông Nguyễn Thành Đồng, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý chất lượng giao thông xác nhận, đoạn đường đang thi công tại xã Văn Xá có đoạn rải vải địa và có đoạn không là do xử lý nền đất yếu. Theo đồ án thiết kế QL 21B có hai phương pháp xử lý sau: xử lý nền đất yếu bằng bức thấm, đào bỏ bùn đất khoảng 0,5m, rải vải địa, cát đen hoàn trả cho đủ khối lượng đất đã lấy ra, làm cát thoát nước, cắm ống thấm; xử lý nền đất yếu bằng phương pháp đào thay đất, có hai dạng: đào sâu khoảng 1-1,5m và vẫn rải vải địa đào thay đất; dạng 2 đào sâu khoảng 0,5m rải vải địa đắp nền thông thường gia tải theo dõi lún. “Còn đoạn người dân phản ánh là nền đất thông thường chỉ đào sâu xuống 0,5m bồi đắp bình thường không rải vải địa có trong đồ án thiết kế”, ông Đồng khẳng định.

Người dân nghi ngờ về quy trình thi công.

Cũng theo ông Nguyên và ông Đồng, khi thi công, đơn vị thi công đã có văn bản gửi cho chủ đầu tư xin thay đổi nguyên vật liệu từ cát sang đá nhỏ (từ chuyên môn gọi cát là K95 và đá nhỏ là K98) và đã được chủ đầu tư đồng ý. Bởi lẽ nguồn nguyên liệu cát rất khan hiếm, trong khi nguyên liệu đá nhỏ lại tốt hơn mà giá thành không đổi, chất lượng lại tốt hơn. Ông Nguyên và ông Đồng còn khẳng định, đơn vị thi công đã làm đúng đồ án thiết kế được phê duyệt.

Nghi vấn trong thi công đoạn đường này.

Điều lạ là, mặc dù khẳng định như vậy, nhưng khi phóng viên đề nghị được tiếp cận các văn bản của đơn vị thi công xin thay đổi nguyên vật liệu thi công công trình, văn bản đồng ý của chủ đầu tư chấp thuận cho thay đổi nguyên vật liệu cũng như đồ án thiết kế của đoạn đường này, thì cả hai ông đều từ chối và cho biết chưa cung cấp ngay được. Vậy có hay không việc đơn vị thi công và chủ đầu tư “móc ngoặc với nhau” (!?)

Bình đồ thi công tại Ban chỉ huy công trường.

Được biết, dự án cải tạo nâng cấp đường 21B(chợ Dầu-Ba Đa) có chiều dài khoảng 14km, với tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu và thông tin về dự án này.

Hà Nam

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top