Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 3 năm 2018 | 10:18

Hà Nam tập trung phát triển chăn nuôi đàn bò sữa

Tỉnh Hà Nam đang tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn theo phương thức hộ gia đình, nhóm hộ kết hợp với chăn nuôi công nghiệp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường...

 
Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 6.000 con bò sữa, trong đó các hộ dân có khoảng 4.000 con, doanh nghiệp có 2.000 con. Sản lượng sữa ước đạt 12 triệu lít với doanh thu khoảng 156 tỷ đồng.

 Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Duy Tiên

Theo ông Trương Minh Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các hộ nông dân đầu tư xây dựng trang trại nuôi bò sữa tại 282 vị trí còn trống trong các khu chăn nuôi tập trung; khuyến khích các hộ đang chăn nuôi tại 11 khu chăn nuôi tập trung tăng quy mô đàn bò sữa từ 30-40 con/trại. Đồng thời tiếp tục khảo sát các địa điểm mới để quy hoạch phát triển bò sữa, kêu gọi doanh nghiệp.
 
Tỉnh tiếp tục hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đường điện, nước sạch cho 4 khu quy hoạch tại các xã: Nguyên Lý, Nhân Đạo, Hòa Hậu, huyện Lý Nhân và vận động các hộ dân chăn nuôi tại các khu quy hoạch. Các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết 292ha đất để trồng cây thức ăn cho bò sữa của các hộ chăn nuôi.
images.jpg
Với những chính sách đã đề ra tin tưởng rằng trong năm 2018. Hà Nam sẽ phát triển được 6.000 con bò sữa

 

Hà Nam hỗ trợ tinh bò sữa cao sản, dụng cụ thụ tinh nhân tạo và vật tư bảo quản kèm theo để tổ chức phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa của hộ dân; hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho bò và bê trong diện phải tiêm phòng; tổ chức đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật phối giống và điều trị bệnh cho bò sữa và quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa. Tỉnh phối hợp với các nhà máy chế biến sữa hợp đồng thu mua 100% sữa tươi đạt tiêu chuẩn; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thêm các điểm thu mua sữa…
 
Tính đến hết năm 2017, đàn bò sữa trên địa bàn toàn tỉnh tăng thêm gần 500 con, tổng đàn đạt trên 3.000 con (đàn bò sữa của các hộ dân có hơn 2.750 con). Sản lượng sữa bò tươi đạt khoảng 123 tấn/ngày, trong đó, lượng sữa bán cho hai Công ty Vinamilk và Công ty Friesland Campina là 20,5 tấn, lượng sữa tiêu thụ trong tỉnh 2,5 tấn.
 
Với những chính sách, cơ chế hỗ trợ đã được ban hành, tin rằng Hà Nam sẽ hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, năm 2018 toàn tỉnh phấn đấu có 6.000 bò sữa.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top