Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 12 năm 2018 | 21:59

Hà Nội bổ sung Dự án Trường đua ngựa tại Sóc Sơn vào quy hoạch

Dự án tổ hợp giải trí đa năng – Trường đua ngựa tại Sóc Sơn với mức đầu tư khoảng 420 triệu USD, khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp ngân sách 1.000 -1.500 tỷ đồng/năm.

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung chủ yếu liên quan đến dự án "Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa)", dự kiến xây dựng tại huyện Sóc Sơn.
 
Theo tờ trình của UBND TP. Hà Nội, việc bổ sung dự án “Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa” vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý vào tháng 3/2018.
u-ngựa.jpg
Ảnh minh họa -Internet)
Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa dự kiến sẽ được xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 100 ha, thuộc xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn với tổng vốn đầu tư 420 triệu USD từ nhà đầu tư Hàn Quốc.
 
Việc triển khai dự án sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện Sóc Sơn nói riêng và TP. Hà Nội nói chung.
 
Theo UBND TP. Hà Nội, Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa)  đi vào hoàn thành sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho 2.000 lao động trực tiếp và 1.500 lao động gián tiếp và mỗi năm dự án này sẽ đóng góp cho ngân sách thành phố 1.000-1.500 tỷ đồng.
 
Đặc biệt, dự án không những mang lại hiệu quả về kinh tế-xã hội đối với thành phố mà còn thúc đẩy quá trình liên kết, phát triển vùng, do địa điểm dự án tại huyện Sóc Sơn tiếp giáp các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
 

Điều chỉnh Dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 411

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6750/QĐ-UBND, điều chỉnh Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 411, huyện Ba Vì.

Theo quyết định, việc điều chỉnh, bổ sung các hạng mục trên Tỉnh 411, gồm: Bổ sung hệ thống điện chiếu sáng; bổ sung cứng hóa kênh mương phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp; hoàn trả, cứng hóa kênh mương phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp...

Về quy mô thiết kế bổ sung các tuyến đường phục vụ đi lại sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế, xã hội của các xã Đồng Thái, Vạn Thắng, Phú Đông, Cổ Đô và Phong Vân: Bổ sung tuyến 1 đường vào trường tiểu học và THCS xã Đồng Thái, chiều dài tuyến 245m. Bổ sung nhánh 1 đường vào Trường tiểu học xã Đồng Thái, chiều dài tuyến 26,6m.

Bổ sung tuyến 2 đường vào thôn Đồng Đoài, chiều dài tuyến 179m. Bổ sung tuyến 3 đường vào nghĩa trang Phú Đông, chiều dài tuyến 400m; Bổ sung tuyến 4 đường vào nghĩa trang Phong Vân, chiều dài tuyến 245m. Bổ sung tuyến 5 đường vào xã Cổ Đô, chiều dài tuyến 735m; Bổ sung tuyến 6 đường vào làng Tri Lai, chiều dài tuyến 1.000m.

Bổ sung nhánh 2 (đường bờ kênh mương trạm bơm nối với đường Ba Vì - Việt Trì), chiều dài tuyến 97,8m. Bổ sung tuyến điện chiếu sáng vào UBND xã Phong Vân, chiều dài tuyến điện thiết kế bổ sung là 1.160m.

Điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án là hơn 214 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án năm 2020. Các nội dung khác không điều chỉnh thực hiện theo Quyết định số 6432/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND TP. Hà Nội.

ktdt.jpg
Tỉnh lộ 411 phải điều chỉnh lại phương án cải tạo, nâng cấp một số đoạn phù hợp với điều kiện thực tế (Ảnh: Mai Vân - Báo Kinh tế đô thị)

Trên cơ sở quyết định đã được phê duyệt, UBND thành phố giao chủ đầu tư là UBND huyện Ba Vì và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, thực hiện dự án theo các quy định hiện hành của nhà nước và UBND thành phố về quản lý đầu tư xây dựng; sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng tiến độ được duyệt.

Được biết, tuyến Tỉnh lộ 411 đi qua huyện Ba Vì thời gian gần đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hàng ngày lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường tương đối nhiều.

Trước đó, UBND huyện Ba Vì đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp khoảng 4,3km trên tuyến đường này; đoạn tuyến còn lại chưa thi công do sự phức tạp về các công trình xây dựng, công trình hạ ngầm trong khu dân cư, nên UBND huyện Ba Vì đã báo cáo, đề nghị UBND TP. Hà Nội cho điều chỉnh hướng tuyến, theo phương án điều chỉnh cục bộ vị trí hướng tuyến và xử lý kỹ thuật tại một số đoạn đường nhằm giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; và trong quá trình điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

 

Điều chỉnh, hủy bỏ 180 dự án treo tại TP.HCM

Chiều 13/12, UBND TP.HCM có công văn khẩn gửi các đơn vị liên quan về việc xử lý những dự án không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý điều chỉnh, hủy bỏ khỏi kế hoạch sử dụng đất hàng năm với 180 dự án; đồng thời công khai trên các phương tiện truyền thông.

Đối với 100 dự án đã được UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2015-2018 nhưng đến nay không thực hiện đúng, giao Sở Tài nguyên và Môi trường trình cụ thể, đề xuất hướng giải quyết. Đối với 80 dự án thuộc diện thu hồi đất đã được HĐND thành phố thông qua với tổng diện tích 281,79 ha, UBND TP yêu cầu phải rà soát chặt chẽ tính pháp lý, trình HĐND thành phố điều chỉnh hoặc hủy bỏ theo thẩm quyền.

zinh.JPG
UBND TP.HCM sẽ điều chỉnh, hủy bỏ 180 dự án treo trên địa bàn. Ảnh: Lê Quân. (Theo: Ngân Giang - Zing.vn)

Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình UBND TP trước kỳ họp gần nhất của HĐND TP, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2019.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình HĐND TP thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có sử dụng đất lúa, đất rừng trên địa bàn TP.HCM.

Sau khi tổng hợp từ 24 quận huyện, Sở cho biết TP có 180 dự án không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ năm 2015-2018, tổng diện tích là 812,9ha.

 

 

 

 

 

P/V
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top