Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 2 năm 2018 | 21:46

Hà Nội trong tuần: Thủ đô sẽ sớm hoàn thành đề án chính quyền đô thị

Hà Nội sẽ sớm xây dựng đề án chính quyền đô thị để trình Bộ Chính trị trong năm 2018.

 

 

Theo Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, sau 1 năm phối hợp, các đơn vị chức năng của hai cơ quan đã chủ động, tham mưu triển khai các nội dung, trong đó có những nội dung đã hoàn thành, cơ bản hoàn thành, có nội dung được triển khai sớm hơn so với kế hoạch của cả giai đoạn. 

 

btctw.JPG

 

Việc triển khai thực hiện các nội dụng đã bám sát theo Chương trình phối hợp công tác và Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa hai bên. Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội chủ động, tích cực trong việc triển khai các nội dung phối hợp; hình thức phối hợp tương đối linh hoạt, sáng tạo, phù hợp tình hình thực tiễn…

Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong công tác phối hợp, cung cấp thông tin để làm tốt hơn trong thời gian tới. Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận và thống nhất năm 2018, nhiệm vụ theo Chương trình được ký kết sẽ tập trung là: Thí điểm nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở cấp huyện, cấp xã (tiếp tục nhiệm vụ từ năm 2017); 
Xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng trở lên giữa Ban Tổ chức Trung ương và Thành ủy Hà Nội; đổi mới mô hình, nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng tổng công ty trực thuộc Đảng bộ TP. Hà Nội trong giai đoạn mới (tiếp tục nhiệm vụ từ năm 2017); hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, thí điểm xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ bộ phận (tiếp tục nhiệm vụ từ năm 2017); tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình phối hợp hằng năm…

Phát biểu tại hội nghị, cùng với việc ghi nhận những kết quả đạt được thời gian qua, đồng chí Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ Ban Tổ chức T.Ư thành lập tổ công tác do Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Thanh Bình chủ trì để phối hợp với Thành ủy Hà Nội với cơ chế làm việc, giao ban kiểm điểm theo từng tháng cho hiệu quả. Trước mắt, tổ công tác phải tham gia ngay cùng Hà Nội xây dựng đề án chính quyền đô thị để sớm trình Bộ Chính trị trong năm 2018. Đồng thời thường xuyên vào cuộc cởi gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách trong công tác tổ chức và công tác cán bộ.

Nhất trí với các đề xuất của Thành ủy Hà Nội về đào tạo cán bộ, tăng cường phân cấp, sáp nhập một số ban chỉ đạo…, đồng chí Phạm Minh Chính giao các cơ quan của Ban Tổ chức T.Ư sớm vào cuộc giải quyết ngay trên tinh thần không để tồn đọng, ách tắc, xóa bỏ cơ chế xin – cho.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự chủ động, trách nhiệm của Ban Tổ chức T.Ư với phương châm ngày càng sâu sát cơ sở hơn để cùng Hà Nội cởi gỡ những vướng mắc trong quá trình thực thi các cơ chế chính sách. 

Tiếp thu ý kiến của Trưởng Ban Tổ chức T.Ư, đồng chí Hoàng Trung Hải đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ hơn, đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ tiến độ. Bí thư Thành ủy cũng mong muốn Ban Tổ chức T.Ư tiếp tục sát cánh cùng Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác cán bộ và xây dựng đề án chính quyền đô thị.

Đẩy nhanh tiến độ bảo tồn di tích Thành cổ Hà Nội và Cổ Loa

Ngày 8/2, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo cần đẩy nhanh tiến độ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích Thành cổ Hà Nội và Thành Cổ Loa.

 

co-loa1.jpg
Thành Cổ Loa

 

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017; phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Hội đồng tư vấn khoa học nghiên cứu, bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội, cho biết, năm 2017, Hội đồng tư vấn khoa học đã giúp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, kịp thời giải đáp những vướng mắc trong bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.

Cũng trong năm 2017, Trung tâm đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò gần 1.000m2 phía Đông nền điện Kính Thiên; kết quả đã phát lộ một dòng chảy nhân tạo lớn theo chiều Bắc-Nam cuối thời Lê Trung Hưng; nền gạch, móng cột, cống thoát nước... có niên đại từ thời Lý và nhiều di vật thuộc nhiều thời kỳ từ thời Đại La đến thời Nguyễn.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Trung tâm đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu, trưng bày, triển lãm và đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu khu di tích Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Cổ Loa trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội nghị tọa đàm về khai thác giá trị di sản để phát triển du lịch; thường xuyên tổ chức các hoạt động quản lý, bảo tồn, bảo quản di tích, bảo vệ, nâng cấp hạ tầng tại khu vực Hoàng thành, Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, bảo vệ chống vi phạm di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa; trao đổi với các đoàn đại biểu đến từ nước ngoài như Pháp, Bỉ... về các lĩnh vực khảo cổ, bảo quản hiện vật, đánh giá tác động môi trường...

Phát biểu tại hội nghị, giáo sư sử học Lê Văn Lan nhận định giá trị văn hóa, lịch sử của Hoàng thành Thăng Long và thành Cổ Loa đã rất rõ ràng. Để nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích, Trung tâm cần có cơ chế quản lý tập trung và giáo dục, tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa phi vật thể của di tích, gắn với phát triển du lịch văn hóa.

Chung quan điểm với nhà sử học Lê Văn Lan, giáo sư-tiến sỹ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia và giáo sư, nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê bổ sung việc tuyên truyền các giá trị di sản phải hướng tới quần chúng, nhất là với giới trẻ. Với một khu di tích có giá trị lớn và khai quật trên diện tích rộng như Thành cổ Thăng Long, cần có phương án thống nhất bảo tồn khu di tích, nhanh chóng hoàn thiện bàn giao di vật. Đặc biệt, việc khai quật phải đúng luật nhưng không kéo dài, sau khi khai quật nên có phương án trưng bày hiện đại nhưng phù hợp với các yếu tố văn hóa.

Ghi nhận ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định trong năm 2017, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã tổ chức một số sự kiện có giá trị giáo dục cao. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của Trung tâm còn một số tồn tại, hạn chế như chưa có phương án bảo tồn chi tiết khu di tích, các dịch vụ, sự kiện chưa mang tính bền vững, hệ thống biển chỉ dẫn chưa đồng bộ...

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội tổ chức các sự kiện thường niên mang tính truyền thống để nhân lên các giá trị văn hóa của di sản. Bên cạnh đó, Trung tâm cần đẩy nhanh tiến độ khai quật khảo cổ học để có thêm giá trị trong lòng đất, đôn đốc các đơn vị liên quan bàn giao hiện vật trong thời gian sớm nhất, thống nhất với Văn phòng Quốc hội về việc trưng bày di vật tại tầng hầm tòa nhà Quốc hội.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội khẩn trương thiết kế, lập dự án bảo tồn, khai thác hiện vật; triển khai dự án sửa chữa điện Kính Thiên, phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để tiếp nhận diện tích đất thuộc di sản Thành cổ Hà Nội mà hiện nay Bộ Quốc phòng đang quản lý; phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Sun Group để lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu di tích thành Cổ Loa.

Ngày 5/3, xét xử sơ thẩm vụ vỡ đường ống nước Sông Đà

Theo dự kiến, ngày 5/3, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vỡ đường ống nước Sông Đà - Hà Nội.

 

song-da.jpg

Trước đó, Viện KSND Tối cao đã có cáo trạng  truy tố  9 bị can gồm: Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội; Nguyễn Văn Khải,  nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án; Trương Trần Hiển, nguyên Trưởng phòng vật tư, Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex; Vũ Thanh Hải, nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần sợi thủy tinh Vinaconex.

Dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, được xây dựng từ năm 2014 đến tháng 4-2009  nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khai thác, từ ngày 4/2/2012 đến ngày 2/10/2016, tuyến ống dẫn nước của Dự án này đã 18 lần bị vỡ ống với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh nghiệp khai thác đã phải chi phí hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục.

104 điểm mở cửa bán hàng từ mùng 1 Tết

Sở Công Thương Hà Nội vừa cung cấp thông tin địa điểm bán hàng và thời gian bán hàng phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018.

ban-1.JPG

 

Theo đó, tất cả các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu mở cửa bán hàng phục vụ nhân dân đến ngày 15/2/2018 (tức ngày 30 Tết).

Có 104 địa điểm đăng ký mở cửa bán hàng từ ngày 16/2/2018 (tức ngày mùng 1 Tết). Ngày 17 và 18/2 (tức ngày mùng 2 và mùng 3 Tết) có thêm 79 địa điểm đăng ký mở cửa bán hàng trở lại để phục vụ nhân dân. Từ ngày mùng 4 Tết, phần lớn các siêu thị kinh doanh thực phẩm thiết yếu, các chợ và cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố đồng loạt mở cửa phục vụ Nhân dân bình thường.

Hà Nội tăng cường 600 học viên cảnh sát chống ùn tắc giao thông dịp Tết

phan_luong.jpg

Công an thành phố yêu cầu Phòng CSGT (PC67) từ nay đến hết tháng 2/2018, phải huy động 100% cán bộ, chiến sĩ các đội tuần tra thuộc PC67 làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, phân luồng bảo đảm trật tự ATGT trong giờ cao điểm, đặc biệt là tại 37 điểm – nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc và các điểm chợ hoa, vui chơi Tết. Thời gian làm nhiệm vụ được yêu cầu: sáng từ 6h30-8h30, chiều từ 16h-19h30.

Để hỗ trợ lực lượng công an thành phố đảm bảo giao thông Tết, đại diện Công an Hà Nội cho biết, từ đầu tuần này đến hết ngày 13/2 (tức 28 Tết) CSGT và công an 16 quận huyện khu vực trung tâm đã được tăng cường 600 học viên cảnh sát tăng cường chốt trực tại các nút giao thông. 600 học viên cảnh sát này thuộc khóa D41 Học viện Cảnh sát Nhân dân được phân về Phòng CSGT và công an các quận, huyện để hỗ trợ công tác đảm bảo giao thông, giữ gìn trật tự trên đường.

 

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top