Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 | 10:44

Hà Tĩnh thu ngân sách năm 2018 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng

Trong bức tranh toàn cảnh 2018 của Hà Tĩnh, xuất hiện nhiều con số khá ấn tượng như: tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đều vượt chỉ tiêu…

122.jpg
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn trao đổi với các đại biểu bên lề kỳ họp.

Vượt 12 chỉ tiêu

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII (diễn ra từ 11 - 13/12/2018), ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, trên cơ sở kết quả đạt được trong 11 tháng, ước cả năm 2018, Hà Tĩnh có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, 2 chỉ tiêu đạt là giá trị sản xuất/đơn vị diện tích, số giường bệnh/1 vạn dân; 12 chỉ tiêu vượt, gồm: Tăng trưởng kinh tế, sản lượng lương thực, xuất khẩu, thu ngân sách, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ bao phủ BHYT, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, tỷ lệ che phủ rừng và số xã đạt chuẩn NTM.

Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (GRDP) ước đạt 20,8%. Trong đó, nông nghiệp tăng 5,9%; công nghiệp và xây dựng tăng 48,9%; dịch vụ tăng 6,5%. Khu vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, góp phần đưa tổng thu ngân sách cả năm ước đạt 12.300 tỷ đồng, tăng 37,7% so với năm 2017. Trong đó, thu nội địa 6.300 tỷ đồng; tập trung vào các nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, thuế ngoài quốc doanh, tiền đất. Thu xuất - nhập khẩu 6 nghìn tỷ đồng; nguồn thu chủ yếu từ nhập khẩu thiết bị máy móc và nguyên liệu phục vụ sản xuất dự án Formosa.

Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao so năm 2017. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 82 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 52,8% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 56,95 vạn tấn, tăng 9,8 vạn tấn. Sản lượng thủy sản ước đạt 47.260 tấn (tăng 5%).

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 86,7%; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2015. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khả quan, thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng.

Lĩnh vực đầu tư đa dạng, tiếp tục thu hút được các dự án quy mô lớn. Năm 2018, quyết định chủ trương đầu tư 68 dự án với tổng vốn đăng ký 6.820 tỷ đồng. Số doanh nghiệp thành lập mới dự kiến đạt 1.070 doanh nghiệp (tăng 9% so), tổng vốn đăng ký 5.500 tỷ đồng (tăng 17%). Thành lập mới 50 HTX, tăng 19% so với năm 2017.

hnx.jpg

Nghi Xuân vừa được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

 

Phấn đấu GRDP 2019 tăng 11,5-12%

“Năm 2018, phải khẳng định là năm phong trào XDNTM “bội thu”. Tính đến hết tháng 10, toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 123 xã (đạt 53,9% tổng số xã). Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận Nghi Xuân - huyện đầu tiên của Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM. Từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 16 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 139 xã, chiếm 61% tổng số xã toàn tỉnh (cả nước 40%)”, ông Khánh nhấn mạnh.

Các chỉ tiêu kinh tế Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2019, gồm: GRDP tăng 11,5-12%; GRDP bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng. Sản lượng lương thực duy trì ổn định trên 51 vạn tấn; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 38 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,1 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn đạt 13.200 tỷ đồng.

        

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top