Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 11 tháng 3 năm 2018 | 15:16

Hành hương về Yên Tử: Đông nhưng trật tự

Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân.

Ghi nhận của phóng viên vào ngày 11/3 cho thấy, mặc dù đông du khách nhưng nơi đây không xảy ra tình trạng ách tắc, ùn ứ khách cục bộ; tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo.

20180311_124355.jpg
20180311_100844.jpg
 Mặc dù đông du khách nhưng nơi đây không xảy ra tình trạng ách tắc, ùn ứ khách cục bộ

Theo Ban tổ chức hội xuân Yên Tử, lễ hội Yên Tử năm nay được tổ chức hoành tráng, có nhiều nét mới lạ. Từ tháng 1/2018, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã hoàn thành việc nâng công suất hệ thống cáp treo, bổ sung thêm đầu xe điện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Yên Tử. Tất cả các phương tiện vào Yên Tử đều đỗ tại 2 bãi đỗ xe đã được mở rộng và bố trí hợp lý thuộc khu vực dốc Hạ Kiệu, cách chân núi Yên Tử gần 1km. Từ đây, du khách có thể hành hương về vùng lõi di tích Yên Tử bằng xe điện hoặc đi bộ trong không gian khoáng đạt, thanh tịnh.

20180311_114339.jpg
20180311_114213.jpg 
20180311_114412.jpg
20180311_103220.jpg
Để đến được Yên Tử du khách phải đi bằng cáp treo
Theo Phòng Văn hóa - Thông tin TP. Uông Bí, cho biết: Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử có thể coi là cánh cửa chính chào đón du khách. Bước chân qua bậc tam quan của công trình, du khách sẽ chính thức khởi đầu cung đường hành hương lên non thiêng Yên Tử bằng những trải nghiệm cảm xúc khi lần lượt đi qua các hạng mục kiến trúc: Cung Trúc Lâm, trung tâm lễ hội, vườn thiền, làng Nương, Tuệ Tĩnh đường, bảo tàng Phật hoàng Trần Nhân Tông, sân lễ trường…

Được biết, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam, là nơi phúc địa bởi sự kết tinh của khí thiêng sông núi, nơi hội tụ của tâm linh bao đời. Các di tích này nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang), Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

20180311_134110.jpg
20180311_131825.jpg
20180311_121845.jpg
20180311_121554.jpg
Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.686ha

Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.686ha với độ cao trung bình trên 600m, đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử có độ cao 1.068m so với mực nước biển. Từ xưa các tín đồ đạo Phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Từ trước Công nguyên, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi đây tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều công trình khác.

Đặc biệt, từ thời Trần (1226 - 1400), Yên Tử đã được đầu tư xây dựng thành khu quần thể kiến trúc chùa, tháp có quy mô to lớn. Khởi đầu là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm) - sau hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên - Mông vào năm 1285 và 1288, vào lúc triều đại nhà Trần đang hưng thịnh, Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng nhường ngôi cho con để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành, lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1299, Trần Nhân Tông đã chính thức thành lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả ba vị được gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 13 và 14. Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm nhiều chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, trải dài hàng chục km tạo thành Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.

20180311_115051.jpg
20180311_135703.jpg
Yên Tử có các công trình kiến trúc gồm nhiều chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo.

20180311_130916-1.jpg
20180311_094746.jpg
20180311_120344.jpg
20180311_120623.jpg
20180311_140003.jpg
Du khách đến Chùa Đồng

Ngày nay qua nhiều thăng trầm, các di tích còn lại ở Yên Tử đã được tìm thấy gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ của nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các thời đại.

Ngày nay danh thắng Yên Tử là một điểm du lịch lễ hội nổi tiếng ở Quảng Ninh cũng như miền Bắc, hàng năm cứ vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh.

20180311_115303.jpg
Hiện nay, Công ty Phát triển du lịch Tùng Lâm cũng đang tích cực nghiên cứu, triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến Yên Tử vào tất cả các mùa trong năm…

 

 

Minh Tuấn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top