Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 14 tháng 4 năm 2019 | 17:21

Hiệp hội DN của Thương binh và NKT đón nhận Huân chương LĐ hạng Ba

Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 16 năm ngày thành lập Hiệp hội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao tặng.

anh-1a-7697.jpg
Toàn cảnh  buổi Lễ

 

Đến dự buổi Lễ có đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Thiếu tướng Lê Mã Lương, AHLLVTND, Ủy viên đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam; cùng một số ban,  ngành, đoàn thể trung ương, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí và những doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội.

Tại buổi lễ, Thiếu tướng, AHLLVTND Lê Mã Lương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam chia sẻ: “Hướng về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện đạo lý ‘Uống nước nhớ nguồn’ trong nhiều năm qua, Hiệp hội đã tổ chức nhiều Chương trình tri ân Thương binh Liệt sĩ. Hàng năm, Hiệp hội và các doanh nghiệp hội viên tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà tại các Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng, tổ chức các đợt thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ… 

anh-2a-7746.jpg
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam - Thiếu tướng Lê Mã Lương báo cáo tóm tắt thành tích hoạt động của Hiệp hội trong 16 năm qua


Đồng thời, Hiệp hội đã tổ chức nhiều đoàn công tác đưa đại diện doanh nghiệp hội viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tại Mỹ, Anh, Pháp… Sau mỗi chuyến đi, nhiều đơn hàng xuất khẩu đã được ký kết, sản phẩm do người khuyết tật và thương binh làm ra đã đến với bạn bè khắp các quốc gia trên thế giới. Qua đó, doanh thu của các doanh nghiệp hội viên tăng lên đáng kể, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp hội viên được cải thiện".

"Trải qua 16 năm phấn đấu trưởng thành, với gần 1000 doanh nghiệp hội viên, tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho gần chục ngàn lao động là thương binh và người khuyết tật trong cả nước, đặc biệt có 03 hội viên là được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý ‘Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới’ như: thương binh 1/4 Trần Hồng Quảng - Giám đốc Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh Hải Phòng; thương binh 1/4 Lê Hồng Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần 277 - Hà Nội; ông Đoàn Xuân Tiếp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn kinh tế Chân Thiện Mỹ.” - Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ.

Tham dự buổi lễ, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng gửi lời chúc mừng tới Hiệp hội và chia sẻ: “Việt Nam là một quốc gia trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, cả nước có trên 9 triệu đối tượng người có công với cách mạng chiếm gần 10% dân số, gần 800 nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; trên 180 nghìn bệnh binh; gần 320 nghìn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và khoảng 6,2 triệu người khuyết tật”.


"Trong 16 năm qua, Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam đã thu hút gần 1.000 doanh nghiệp hội viên tham gia, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong cơ chế thị trường, trụ vững và phát triển, tránh được nguy cơ phá sản, giải thể. Chính nhờ đó, hàng triệu lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật, duy trì được việc làm, có được thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân và gia đình. Các doanh nghiệp hội viên trong hệ thống của Hiệp hội đã đóng góp hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình, giải pháp do Hiệp hội triển khai, tổ chức đã xuất hiện nhiều Tấm gương “Thương binh tàn nhưng không phế”, “Anh bộ đội cụ Hồ”, “Người khuyết tật vượt khó” trên khắp 63 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam cùng hàng trăm đơn vị hội viên đã tự nguyện vận động, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: tặng nhà tình nghĩa, xây dựng Quỹ 'Đền ơn đáp nghĩa', 'Tổ thương binh tình nghĩa', 'Đi tìm đồng đội'..., đã mang lại hiệu quả to lớn, thiết thực. Đến nay phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa' do Hiệp hội phát động đã kịp thời động viên hàng ngàn thương bệnh binh vượt qua khó khăn để hòa nhập cuộc sống, nhiều căn nhà tình nghĩa được xây tặng cho các gia đình chính sách..." - Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết.

anh-4a-7778.jpg
anh-4b-7787.jpg
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng (Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước) trao Huân chương Lao động hạng 3 cho Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam 

 

Ngày 14 tháng 4 năm 2003, Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam (với tên gọi ban đầu là Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật) đã chính thức được thành lập. Vượt qua bao khó khăn, thách thức đến nay Hiệp hội đã trở thành đơn vị có uy tín, với hàng ngàn doanh nghiệp hội viên. Với sứ mệnh chăm sóc người có công, các nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật kém may mắn trong cuộc sống, Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và người khuyết tật Việt Nam đã ra đời, nhằm hỗ trợ về chính sách, pháp luật, thị trường cho các cơ sở kinh doanh do thương binh và người khuyết tật làm chủ. 

Ngày 21/01/2019, Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ban hành quyết định số 106/QĐ-CTN về việc tặng Huân chương lao động hạng 3 cho Hiệp hội với thành tích “Đã có thành tích xuất sắc trong phát triển Hiệp hội, tạo việc làm cho thương binh và người khuyết tật từ năm 2013 đến năm 2017, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

16 năm qua, cán bộ công nhân viên Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam và các doanh nghiệp hội viên đã ra sức thi đua thực hiện các nhiệm vụ được giao và đã đạt được những kết quả nhất định, điều đó đã được minh chứng bằng phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, MTTQ Việt Nam, Bộ LĐ TBXH đã tặng thưởng Cờ thi đua, Bằng khen cho nhiều cá nhân, tập thể của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam xuyên suốt 16 năm kể từ ngày thành lập đến nay, phần thưởng đó đã đánh dấu, khẳng định sự ra đời phát triển, trưởng thành của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam.

 

 

Bảo Bình
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top