Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 7 năm 2018 | 11:37

Hiệu quả cánh đồng lớn trồng lạc ở Sơn Dương

Đây là mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) với sự tham gia của 4 nhà, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong tất cả các khâu sản xuất (làm đất, lên luống, gieo trồng, tưới phun mưa di động;...

tr11dp.JPG
Thu hoạch lạc bằng máy tại xã Lâm Xuyên.

 

Đây là mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) với sự tham gia của 4 nhà, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong tất cả các khâu sản xuất (làm đất, lên luống, gieo trồng, tưới phun mưa di động; phun thuốc bảo vệ thực vật; xới cỏ và thu hoạch).

Mô hình cánh đồng lớn trồng lạc có tổng diện tích gần 5ha, với 54 hộ tại thôn Phú Thọ 1 ( xã Lâm Xuyên) tham gia.

Qua theo dõi và đánh giá  thấy mô hình cánh đồng lớn trồng lạc sử dụng giống lạc L14 và áp dụng các biện pháp thâm canh bằng cơ giới đã giúp bà con giảm công trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.

Ông Hoàng Vĩnh Ly, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Xuyên, cho biết, để thực hiện mô hình cánh đồng lớn trồng lạc, chính quyền xã đã vận động nông dân phá bỏ bờ vùng, bờ thửa của 181 thửa đất, quy hoạch lại đồng ruộng còn 3 thửa, tạo ra mảnh ruộng lớn với tổng diện tích gần 5ha. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Dịch vụ nông nghiệp Việt Nam phối hợp với cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây lạc bằng phương pháp cơ giới hóa đồng bộ cho các hộ tham gia.

Chứng kiến máy thu hoạch lạc một cách nhanh chóng, chỉ trong một ngày thu hoạch xong cả hecta lạc, ông Dương Viết Mão (thôn Phú Thọ 1) phấn khởi cho biết, gia đình có hơn 1.200m2 trồng lạc, hàng năm từ khâu trồng đến thu hoạch đều phải thuê nhân công để thực hiện. Nhưng năm nay, tham gia mô hình cánh đồng lớn, thực hiện áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ trồng đến thu hoạch và sản phẩm được doanh nghiệp thu mua  ngay tại ruộng nên chi phí nhân công, vật tư giảm đi, năng suất đạt 180 kg/sào, lợi nhuận so với năm trước tăng gần 600.000 đồng/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2).

Từ kết quả trên thấy khả năng nhân rộng mô hình cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tại xã Lâm Xuyên là rất khả thi, giúp người dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, áp dụng đưa cơ giới hóa trong sản xuất lạc hàng hóa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, mang lại thu nhập cao cho người dân và đặc biệt là giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

 

 

 

Vũ Ngọc Tuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top