Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 3 năm 2018 | 7:9

Hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, rớt giá, nông dân khóc ròng

Bệnh chết nhanh, rớt giá thảm hại khiến cho nông dân trồng cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước điêu đứng.

Ông Đỗ Thế Sự (thôn 2 Căn, xã Phú Nghĩa) – nông dân với kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm, cho biết: “Hiện tại trên địa bàn huyện bà con nông dân đang vào mùa thu hoạch tiêu. Tuy nhiên, từ đầu vụ năm nay, vườn tiêu bỗng xuất hiện những dấu hiệu vàng lá, lá xanh chết rũ trên cành, thối rễ rồi chết dần. Gia đình tôi có khoảng 1.000 trụ tiêu, nhưng do tiêu bệnh mà giờ nên xơ xác, chỉ còn một nửa. Từ nửa cuối năm 2017 đến nay giá tiêu ngoài thị trường có giá khoảng 63.000 đồng/kg khiến người nông dân lâm vào cảnh lỗ vốn, âm nợ. Với tình trạng này, gia đình tôi lâm vào cảnh âm nợ, lỗ vốn do đầu tư quá cao vào tưới tiêu, phân bón và phun thuốc”.

Còn bà Phạm Thị Hiền (Thôn 7, xã Bình Thắng), lo lắng: “Khi phát hiện vườn tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm, gia đình bà đã thực hiện các biện pháp vệ sinh vườn, rải phân và phun thuốc nhưng cây không có khả năng phục hồi và chết dần. Năm 2017, một trụ tiêu cho thu hoạch trung bình từ 5 đến 6 kg tiêu, nhưng nay chỉ còn khoảng 2 đến 3 kg. Thiệt hại khoảng 30-40% so với năm trước. Gia đình tôi đã phải vay mượn tiền để dùng cho việc bón phân, tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu cho mùa tiêu này, phun không biết bao nhiêu tiền thuốc để cứu vãn. Với tình hình này, coi như giữ cây tiêu đợi giá thị trường lên, được đồng nào hay đồng đó để trang trải”.

dsc00283.JPG
Hiện nay sâu bệnh phát triển, cây tiêu bị vàng lá, lá xanh chết rũ trên cành, thối rễ rồi chết dần

Ông Hoàng Thanh Thao (Thôn Trưởng thôn 2 Căn, xã Phú Nghĩa): “Do tình trạng tiêu bệnh đang diễn biến rất nhanh, thôn đã có các biện pháp nhằm giúp đỡ bà con nông dân, cử kĩ sư đến hướng dẫn bà con khắc phục tình trạng sâu bệnh cũng như tránh lây lan bệnh, cấp hỗ trợ 50% thuốc bảo vệ thực vật”.

Theo anh Thi Văn Quang, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Gia Mập, tiêu bị bệnh tuyến trùng chiếm 87ha, chết nhanh 98ha, chết chậm 117ha, rệp sáp 47ha, thán thư 69ha. “Sau Tết Nguyên đán xảy ra những cơn mưa trái mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, nhiều gốc tiêu bị thối rễ, rễ tiêu bị nhiễm nấm yếu dần, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho phần cành lá bên trên không hiệu quả, sau đó sẽ lan dần lên phần thân và cành, rễ bắt đầu thối và cây sẽ chết. Mặc dù bà con đã sử dụng nhiều biện pháp bón phân, phun thuốc nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra phức tạp. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh hiệu quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân phải nhanh chóng thu gom cây tiêu đã chết về một nơi quy định, vệ sinh tàn dư thực vật, dùng vôi bột khử trùng vùng bệnh hạn chế lây lan…”, anh Quang cho biết./.

 

 

Việt Hà
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

Top