Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 3 năm 2018 | 10:57

Hồ tiêu Việt Nam trước 'bão' rớt giá

Lượng xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, song giá trị xuất khẩu hồ tiêu VN ngày càng rớt thê thảm.

pepper_pbed.jpg
Tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu đạt 30.000 tấn, trị giá 116 triệu USD, tăng 36,5% về lượng nhưng giảm 23,9% về trị giá so cùng kỳ năm 2017.
 
Hôm qua 19/3, giá hồ tiêu tiếp tục về mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, theo nhận định của đại diện Hiệp hội Hồ tiêu VN. Tại các vùng nguyên liệu như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk, Gia Lai... giá mua vào dao động ở mức 54.000 - 58.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với trước tết, còn nếu so cùng kỳ năm trước thì chỉ bằng một nửa và bằng 1/4 giá giữa năm 2016 (200.000 - 220.000 đồng/kg). Thực tế, theo các nhà nông, hiện giá tiêu bán ra tại vườn đang huề vốn hoặc một số đã lỗ.
 
Theo Hiệp hội Hồ tiêu VN, giá tiêu VN giảm theo đà sụt giảm giá của thế giới. Sản lượng tiêu trên thị trường thế giới hiện quá lớn nên giá rớt là đương nhiên, nhưng sản lượng tiêu của VN chiếm tỷ trọng rất cao: hơn 50% thị trường thế giới. Theo một thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu VN, giải pháp cơ bản nhất là nếu giữ hàng lúc này, giá thế giới sẽ lên, nhưng điều đó không phải dễ để thuyết phục nhà nông. Bởi nếu cứ trữ hàng chờ giá lên thì hàng tồn kho lại tiếp diễn năm này sang năm khác. Đó là chưa kể khi giá lên, thường xuất hiện nhiều nhà đầu tư ồ ạt trồng, nguồn cung lại ùn ứ tiếp.
 
Như vậy, tình hình thị trường tiêu có quá bi quan? Theo chuyên gia xuất khẩu hồ tiêu, năm 2017, VN xuất khẩu 214.000 tấn so với năm 2016 chỉ 80.000 tấn. Điều đó có nghĩa là thị trường xuất khẩu hồ tiêu của VN đã được mở rộng tốt. Về mặt thị trường, VN vẫn đang chiếm ưu thế nhưng bất lợi là giá sụt giảm.
 
“Cái khó là chúng ta đang có nguồn hàng lớn. Nước nào có giá thành bán ra thấp, thường vượt qua khủng hoảng tốt hơn những thị trường bán giá cao. Mà giá tiêu VN bán ra thế giới xưa nay thường thấp hơn nhiều nước”, ông Đỗ Hà Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN, nhận xét.
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top