Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 1 năm 2018 | 10:50

Hoa, cây cảnh Tết được giá, sức mua lớn, nhà vườn bận rộn

Hiện, các loại hoa, cây cảnh phục vụ Tết đang được giá và sức mua tăng, nên nhiều nhà vườn đang nỗ lực để kịp đáp ứng nguồn cung.

Hội An: 80% lượng quất cảnh đã được đặt mua

Còn hơn 1 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhưng đến thời điểm này, hơn 80% lượng hoa, quất cảnh của các nhà vườn phường Thanh Hà, T.p Hội An, tỉnh Quảng Nam đã được thương lái tìm đến đặt mua gần hết. Năm nay, quất cảnh vừa đẹp vừa được giá khiến người trồng hy vọng sẽ có một cái Tết vui tươi, đủ đầy.

Ông Nguyễn Viết Ai, một người trồng quất ở đây cho biết, phường có khoảng 200 hộ trồng hơn 20.000 chậu quất cảnh, tăng hơn năm ngoái 4.000 chậu. Ngay từ giữa tháng 10 âm lịch, thương lái đặt mua gần hết.

Gần 80% chậu quất của nhà vườn ở phường Thanh Hà, T.p Hội An đã có thương lái mua.

Ông Ai vui vẻ khoe, Tết năm nay, gia đình ông trồng 600 chậu quất, hiện đã bán được 80%. Giá quất tại vườn dao động từ 500.000 -  1,6 triệu đồng/chậu, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi gần 300 triệu đồng. “Hiện, người trồng hoa, quất cảnh phục vụ Tết cho thu nhập cao, đời sống người trồng quất ổn định, dự kiến sẽ có 1 cái Tết vui vẻ”, ông Ai tâm sự.

Bà Vũ Kim Nhứt ở phường Thanh Hà, cũng cho biết: “Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi, nhưng do gia đình có kinh nghiệm chăm sóc nên chất lượng quất cảnh vẫn đạt yêu cầu. Trong vườn hiện có trên 1.000 chậu quất cảnh, nhưng đã được thương lái đặt mua từ trước, đến nay cả vườn quất đã được bán hết. Không riêng tôi có thu nhập cao, nhiều gia đình ở đây làm nhà, mua xe đều nhờ vào cây quất”.

Ông Nguyễn Quang Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân phường Cẩm Châu - phường trồng hoa, cây cảnh lớn nhất T.P Hội An, với gần 350 hộ sống bằng nghề này, cho biết, năm nay hoa, cây cảnh Tết đa dạng về chủng loại, sắc hoa tươi đẹp, được thị trường ưa chuộng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn ngày càng bị thu hẹp, giảm gần 3 ha. Nhiều chủ vườn phải đi xa thuê đất trồng hoa, cây cảnh nên chi phí tăng cao. Đã vậy, mưa lụt kéo dài, cộng với thủy điện xả lũ làm hơn 30% diện tích  hoa, cây cảnh bị hư hại, người trồng hoa thêm khó khăn. Do đó, mong muốn của người dân là chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người trồng hoa, cây cảnh để giảm bớt chi phí trong sản xuất, ông Tiến đề đạt.

Ông Võ Như Tùng, cán bộ Phòng Kinh tế Hội An cho biết: “Trên địa bàn thành phố hiện có vài chục loại hoa, cây cảnh khác nhau với hàng trăm loại giống, rất đa dạng và phong phú về chủng loại được nhập về từ nhiều vùng miền khác nhau. Song, quất cảnh, mai, hồng, thược dược… vẫn là những loại hoa quen thuộc với người trồng hoa phố Hội, và chiếm hơn 80% tổng doanh thu từ việc trồng hoa, cây cảnh của địa phương”.

Sa Đéc:  Chú trọng ngành hàng hoa, cây kiểng Tết

Là 1 trong 5 ngành hàng nằm trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, những năm gần đây, TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa kiểng Tết.  Mô hình đã góp phần đưa nền nông nghiệp Sa Đéc chuyển dịch đúng hướng và là bước đệm tiến tới nền nông nghiệp hiện đại

Trồng hoa kiểng đã trở thành nghề truyền thống của người dân Sa Đéc trong nhiều năm qua. Đây cũng là 1 trong 3 vùng sản xuất hoa. cây kiểng nổi tiếng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện Sa Đéc có trên 500ha sản xuất hoa kiểng với hơn 2.300 hộ dân sống bằng ngành nghề này. Theo ước tính của Phòng Kinh tế TP.Sa Đéc, năm 2017, giá trị sản xuất hoa kiểng đạt khoảng 1.450 tỷ đồng, chiếm 76% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chiếm 61,4% so với giá trị nông, lâm thủy sản trên địa bàn thành phố.

Đáng ghi nhận là, thời gian qua T.P Sa Đéc đã cung cấp trên 2.500 chủng loại hoa, kiểng cho nhiều vùng trong cả nước, và xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Trung Quốc... Gồm những loại hoa chủ lực như: hồng, cúc, hoa cắt cành, cây trang trí nội thất, trang trí công trình,  phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị.

Ngoài hoa kiểng truyền thống, năm nay Sa Đéc còn có giống cúc đại đóa đón Tết

Ông Đỗ Văn Thậm - Trưởng phòng Kinh tế TP.Sa Đéc cho biết: “Trước đây, việc sản xuất hoa kiểng Sa Đéc là còn mang tính nhỏ, lẻ, phân tán và manh mún, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm gia đình. Song, trong 5 năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu khoa học về công nghệ sinh học, cấy mô, xử lý ra hoa, sâu bệnh và bảo quản sau thu hoạch, từng bước được ứng dụng rông rãi. Nhờ đó, chất lượng hoa, kiểng ngày càng được cải thiện”.

Hiện, sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành hàng hoa kiểng Sa Đéc nói riêng đã ứng dụng công nghệ cao. Người dân không chỉ được hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật ươm trồng, bảo quản và vận chuyển hoa kiểng theo mô hình của các nước tiên tiến, mà còn được tiếp cận nguồn giống chất lượng cao và hệ thống logictics trong phân phối, tiêu thụ hoa kiểng. Vì vậy, đã giúp nâng cao giá trị hoa kiểng trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

Cần Thơ: Nâng 1,7 triệu chậu hoa, cây kiểng Tết lên con số 2 triệu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, đến nay, nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã gieo trồng được hơn 1,7 triệu chậu hoa kiểng các loại để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán 2018. Song, do nhu cầu thị trường vẫn“nóng”, cung chưa kịp cầu, nên bà con đang hối hả xuống giống một số hoa kiểng ngắn ngày, để kịp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, dự kiến sẽ lên tới con số 2 triệu chậu.  

Nông dân  phường Thới An Đông, chăm sóc các chậu hoa cúc chuẩn bị phục vụ  Tết Nguyên đán 2018

Được biết, hoa kiểng phục vụ Tết, đã  được nông dân Cần Thơ trồng ngày càng đa dạng, với nhiều loại hoa, kiểng lá, và cả các loại kiểng bonsai. Trong đó, đa số nông dân có xu hướng phát triển các loại hoa có giá trị cao như: cát tường, bách hợp, và các loại cúc, lan…Bà con ở đây cho biết, còn hơn 1tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng sức mua còn tăng cao nên chúng tôi đang bận rộn với việc đáp ứng nguồn cung.

An Như (Tổng hợp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top