Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 12 năm 2015 | 11:0

Hội An: Tăng thời gian hoạt động của phố đi bộ lên 7 ngày/tuần

Nhân kỷ niệm 16 năm ngày Hội An được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2015), UBND TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã chính thức khai trương “Phố đi bộ” Nguyễn Phúc Chu nằm ở bờ nam sông Hoài, chạy dọc theo công viên Vườn tượng An Hội và khu chợ đêm Nguyễn Hoàng.

Đây là phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ, hoạt động 7 ngày, đêm/tuần. Buổi sáng từ 8 giờ 30 đến 11 giờ, buổi chiều từ 15 giờ đến 21 giờ 30.

Du khách dùng xe không động cơ làm phương tiện để tham quan phố cổ

Được biết, Đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” được TP. Hội An thực hiện từ năm 2004 với thời gian hoạt động vào thứ 7 hàng tuần. Ban đầu, chủ trương này nhằm giảm thiểu tiếng ồn từ tiếng động cơ của xe máy, đảm bảo an toàn cho du khách, đến nay đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Hội An nên chính quyền địa phương này quyết định tăng thời gian hoạt động của phố đi bộ.

Nhiều du khách nước ngoài đến Hội An du lịch và tham quan

Hoạt động mở rộng “Phố đi bộ” sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Hội An, phục vụ ngày càng tốt hơn cho du khách đến với Di sản văn hóa thế giới Hội An.

Bà Nguyễn Thị Hà, du khách đến từ tỉnh Bình Định, chia sẻ: “Sinh và lớn lên tại Bình Định, gần nửa cuộc đời, hôm nay tôi cùng các thành viên trong gia đình có dịp tham quan phố cổ Hội An. Đặc biệt, được dạo bước trên phố đi bộ và ngắm những căn nhà cổ, tôi cảm thấy rất thích thú”.

Đô thị cổ Hội An

Trong chuỗi sự kiện nhân kỷ niệm 16 năm ngày đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, TP. Hội An còn tổ chức cuộc thi “Ảnh cưới đẹp ở Hội An”, “Đô thị Hội An - Đẹp và chưa đẹp”... và trưng bày tác phẩm ảnh nghệ thuật từng đoạt giải cao tại các cuộc thi trong và ngoài nước của các nghệ sĩ Quảng Nam.

* Được biết, Chính phủ vừa ký thỏa thuận với Nhật Bản để đưa công nghệ xử lý nước thải hiện đại vào khu vực chùa Cầu (Hội An) với tổng kinh phí lên đến 223 tỷ đồng.

Khu vực chùa Cầu

Dự kiến công nghệ xử lý nước thải hiện đại này sẽ được triển khai vào năm 2016, năm 2017 sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng để giải quyết tình trạng ô nhiễm khu vực này.

Anh Thi - C.T.V

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top