Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 1 năm 2019 | 20:1

Hơn 24.000 container không thông quan là sự vô cảm với doanh nghiệp

Chiều nay 31/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thẳng thắn: Đây là “sự vô cảm” của chúng ta đối với các doanh nghiệp.

Các Bộ đùn đẩy trách nhiệm
 
Trước đó, ngày 29/1, Đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn về Hải Phòng kiểm tra quy trình thông quan, tìm cách gỡ vướng mắc về việc hàng phế liệu nhập khẩu tồn đọng ở các cảng biển Việt Nam.
 
hải-phòng.jpg
Đoàn công tác của Chính phủ tại Cảng Hải Phòng.
"Nhà máy không có nguyên liệu, công nhân nghỉ việc, giảm công suất, hủy các hợp đồng, trong khi nguyên liệu tồn đọng tại cảng, phí lưu kho lưu bãi, tiền phạt chậm trả ngày càng phình to", ông Dũng nêu thực trạng. Theo ông, hàng nghìn lô phế liệu đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường nhưng lại không thể thông quan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp
 
Đại diện Hải quan Hải Phòng giải thích, trước đây doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu về cảng nhưng không được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường (theo Thông tư 08 của Bộ Tài nguyên) nên đã từ chối nhận hàng. Gần đây, chính sách đã thông nhưng lại "mắc" phí lưu kho bãi quá lớn nên nhiều doanh nghiệp tìm cách né tránh. Một số khác bị chậm thông quan do rơi vào những đợt cao điểm, "đường truyền dữ liệu bị nghẽn".
 
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, nguyên nhân chậm đều bắt nguồn từ cách làm việc không hết trách nhiệm, vô cảm của một bộ phận cán bộ. "Việc này sẽ bóp chết doanh nghiệp vì gánh nặng chi phí", ông nói.
 
Ông cũng nêu việc nhiều doanh nghiệp phàn nàn về quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. "Đã có đơn vị giám định độc lập rồi nhưng vẫn phải có sự tham gia của cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường. Việc này có cần thiết không? Mở container ra, kiểm tra bằng mắt thường, mà doanh nghiệp phải bố trí ăn ngủ, đưa đón, đi từ Nam ra Bắc, kinh phí ở đâu ra?", Bộ trưởng đặt câu hỏi.
 
Có mặt trong đoàn công tác của Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khẳng định Hải quan không gây khó dễ cho doanh nghiệp, đặc biệt là hàng phế liệu. Thời gian thông quan bị kéo dài là do nhiều quy định, qua nhiều lần cấp phép và các Sở Tài nguyên và Môi trường khó có đủ người kiểm tra các container, dẫn đến tình trạng một lô hàng chờ kiểm định đến 10 ngày, thậm chí 30 ngày.
 
Không đồng tình ý kiến trên, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân nói: "Tổng cục trưởng Hải quan phát biểu như vậy là đùn đẩy, đổ hết lỗi cho Bộ Tài nguyên". Dù vậy, ông Nhân cũng thừa nhận tình trạng tồn đọng hàng tại cảng có phần lỗi của ngành khi các đoàn kiểm tra "quá cồng kềnh", phương pháp kiểm tra "cũng có vấn đề".
 
Đây là sự vô cảm của chúng ta đối với doanh nghiệp
 
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Ngày hôm nay, trong buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất bất bình về tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh có sử dụng các loại phế liệu nhập khẩu này đang bị thiệt hại rất nặng nề.
 
dũng.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng
 
Thủ tướng yêu cầu các Bộ phải khẩn trương rà soát lại các văn bản, nhất là 2 Thông tư số 08 và 09 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, nếu thấy không cần thiết Thủ tường đề nghị ban hành văn bản để hủy bỏ 2 Thông tư này, ông Dũng cho biết thêm.
 
Theo ông Dũng, hiện nay trên các cảng biển cả nước có hơn 24.000 container phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam, các container này đã quá hạn ít nhất là 30 ngày và nhiều nhất là 9 tháng nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng cho phép thông quan.
 
Với sự chậm trễ không giải quyết thông quan cho các container này đã làm thiệt hại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước lên đến 600.000$ đến 800.000$/ngày. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa do không có nguyên liệu để sản xuất. Các hãng vận tải thủy của nước ngoài từ chối không vận chuyển, nếu vận chuyển thì giá tăng gấp 1,5 lần.
 
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ ra rằng: “Nguyên nhân là do sự chồng chéo văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề làm thủ tục, kiểm tra các container nhập khẩu phế liệu này”.
 
Ông Dũng cho biết, một lô hàng phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam phải qua 4 đơn vị kiểm tra đó là: Sở Tài nguyên & Môi trường nơi hàng nhập khẩu, cơ quan kiểm hóa của Hải Quan, cơ quan giám định độc lập và Sở Tài nguyên & Môi trường nơi đặt nhà máy sản xuất của doanh nghiệp đó. Đây là sự bất cập cho các doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp đã phản ánh sự bất cập này nhưng chúng ta không có ai giải quyết. Để xảy ra tình trạng này, chúng ta phải thẳng thắn nói rằng "Chúng ta quá vô cảm đối với doanh nghiệp".
 
Trong buổi họp thường kỳ của Chính phủ tháng 1/2019 Thủ tướng Chính phủ khẳng định sẽ xem xét lại Thông tư 08 và Thông tư 09 của Bộ Tài nguyên & Môi trường giao trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường ở địa phương, tham gia kiểm tra chất lượng giám định liên quan đến phế liệu là nguyên liệu thép, kim loại màu, giấy... Yêu cầu các cơ quan liên quan tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm việc tồn đọng các container phế liệu tại các cảng.
 
Chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thể nói là một món quà chúc mừng năm mới đối với các doanh nghiệp kinh doanh có nhập khẩu phế liệu, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top