Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 11 năm 2018 | 16:17

Hơn 3 triệu giỏ hoa phục vụ Tết 2019, người trồng khoai điêu đứng

Vựa hoa Sa Đéc chuẩn bị hơn 3 triệu giỏ hoa cảnh phục vụ Tết 2019; Người trồng khoai lang ở Vĩnh Long điêu đứng vì giá thấp; người dân xã Tân Lộc ồ ạt đi hái lá nhàu để bán là thông tin nổi bật tại ĐBSCL.

hoa-1.jpg

Hơn 3 triệu giỏ hoa được thành phố Sa Đéc trồng phục vụ Tết Nguyên đán 2019  

Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có hơn 100ha để trồng hoa Tết tập trung ở các phường Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông, với các loại hoa như: hoa cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, vạn thọ, hoa hồng, dạ yến thảo, cát tường. Hiện, hoa đã xuống giống và đang phát triển tốt.

Để phục vụ nguồn cây giống sạch bệnh, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp đã sản xuất trên 500.000 cây giống hoa cấy mô cung cấp bà con trong vùng trồng hoa cảnh Sa Đéc.

Ông Trần Thanh Toản ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông cho biết, trồng hoa Tết tuy mất công chăm sóc nhưng lợi nhuận mang lại cao hơn so với những ngày khác trong năm. Năm nay gia đình đã chuẩn bị hơn 12.000 giỏ hoa ly, hoa hồng, dạ yến thảo, cát tường để cung cấp cho người tiêu dùng.

Không dừng lại việc trồng hoa phục vụ tết, nhiều hộ còn bán cây giống mang lại hiệu qua kinh tế cao. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Út Hùng, ở xã Tân Khánh Đông, (TP. Sa Đéc) đã nhân giống hơn 600 ngàn cây con bán cho nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ… với giá 600 đồng/cây con. Trừ chi phí, ông Hùng có lãi khoảng 200 triệu đồng.

Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang đã xuống giống hơn 1 triệu giỏ hoa phục vụ thị trường Tết cổ truyền, tăng hơn năm ngoái khoảng 50.000 giỏ (tăng 20%). Tuy nhiên, từ đầu vụ xuống giống đến giờ này, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều đám mưa rất lớn có phần làm chậm phát triển của hoa.

Người trồng khoai lang ở Vĩnh Long điêu đứng

Thời gian gần đây giá khoai lang tại tỉnh Vĩnh Long liên tục giảm, khoai sau thu hoạch không tiêu thụ được khiến người trồng gặp khó. Trước đó, giá khoai lang giao động khoảng 1 triệu đồng/tạ trong nhiều năm nay. Mấy tháng nay đã giản xuống còn 230.000 - 280.000 đồng/tạ. Nguyên nhân được cho là thị trường Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu.

image_gallery-2.jpg

Giá khoai lang thxuống thấp khiến người trồng gặp khó 

Vĩnh Long được xem là nơi trồng khoai lang lớn nhất ở vùng ĐBSCL, diện tích dao động từ 10.000-14.500 ha; năng suất bình quân đạt 25- 30 tấn/ha; sản lượng đạt từ 300.000 - 400.000 tấn/năm. thị trường tiêu thụ khoai lang của tỉnh chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Ông Nguyễn Vương Khanh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Bình Minh, (Vĩnh Long) cho biết, với mức giá này đã làm cho các hộ dân lâm vào cảnh khó khăn. Giá khoai lang giảm một phần do diện tích trồng được mở rộng quá nhanh.

Trước tình trạng khoai lang giảm giá, ngày 30/10, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa mặt hàng nông sản này vào danh mục xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Việc xuất khẩu chính ngạch sẽ tạo ra nguồn tiêu thụ ổn định.

Người dân ồ ạt hái lá nhàu bán với giá cao

Gần đây, các thương lái đến xã Tân Lộc, huyện Thới Bình (Cà Mau) tìm đối tác thu mua lá nhàu, khiến người dân các địa bàn lân cận cũng ồ ạt đi hái lá nhàu tươi để bán. Điều bất thường các thương lái thu mua lá nhàu để làm gì và xuất bán đi đâu thì không ai biết.

Thực trạng trên đã khiến cây nhàu vốn là cây mọc hoang trên vùng đồng đất huyện Thới Bình bỗng dưng trở thành cây có giá trị kinh tế cao.

lanhau.png

 Việc thu mua lá nhàu tại xã Tân Lộc có nhiều dấu hiệu bất thường

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Lộc cho biết, tuần vừa qua, UBND xã đã phát hiện có trường hợp thương lái đặt vấn đề với các cơ sở này để thu mua thêm lá nhàu nhưng không rõ mục đích họ mua dùng để làm gì.

Giá lá nhàu tươi hiện được cơ sở này thu mua trong người dân ở mức 4.000 đồng/kg. Sau khi thu mua, cơ sở sẽ đem phơi thành lá nhàu khô và được các thương lái mua lại với mức từ 120.000 - 150.000 đồng/kg, ông Toàn cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình, việc mua lá thì mới xuất hiện và không biết họ mua làm gì. Hiện chúng tôi đang phối hợp cùng các địa phương theo dõi việc thu mua của thương lái để có hướng xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

Trong báo cáo mới đây của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh có khoảng 80 héc ta trồng nhàu. Về việc mua lá nhàu, có một cơ sở mua vừa trái nhàu tươi và vừa lá nhàu tươi là của bà Nguyễn Thị Ngọc Ly, ở ấp 2, xã Tân Lộc, (Thới Bình). Hiện cơ sở này đang phơi 100kg lá nhàu khô. Ngoài ra, còn có các thương lái chạy xe máy từ các nơi khác đến một số địa phương mua trái nhàu tươi, có gợi ý mua lá và thân cây nhàu tươi.

Sở Công Thương tỉnh Cà Mau cho biết, tình hình mua lá nhau tươi tại cơ sở của bà Ly, có người tên Thiện ở TP.HCM có nhu cầu mua lá nhàu khô để làm từ thiện với số lượng 200kg. Sau khi mua họ đủ số lượng thì cơ sở của bà Ly ngừng mua.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các ngành, các cấp kiểm tra báo cáo và có biện pháp xử lý việc thương lái thu mua lá nhàu tươi.

Cần Thơ: Khai mạc hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2018

Hội trợ do Bộ Công Thương kết hợp với UBND TP. Cần Thơ phối hợp tổ chức, thu hút 450 gian hàng của 300 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, tập trung vào các ngành hàng như máy móc thiết bị, cơ khí nông nghiệp; vật tư nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi; nông sản chế biến; các mô hình nông sản sạch, an toàn và hàng tiêu dùng phục vụ nông dân và nông thôn…

anh-4-1.JPG

 Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Hội trợ

Trong đó, có các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh đến từ các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Đức, Mỹ, Thụy Sỹ, Malaysia… Máy móc, thiết bị nông nghiệp, dây chuyền sản xuất, chế biến công, nông nghiệp.

Đặc biệt trong khuôn khổ Hội chợ diễn ra hội nghị kết nối giao thương giữa Doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Doanh nghiệp TP. Cần Thơ; hội thảo “Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị gia tăng của nông sản chủ lực: nhìn từ thị trường đến sản xuất”; tọa đàm “Thúc đẩy xuất khẩu nông sản của TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL sang thị trường Hoa Kỳ” và hội thi Mekong Chef 2018 “Ngày hội tôn vinh sản phẩm cá tra Việt”…

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top