Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 10 năm 2016 | 3:5

Huy động tổng lực nguồn lực: Nam Cường về đích

Sau 5 năm thực hiện Chương trình XDNTM, xã Nam Cường (Nam Đàn - Nghệ An) khởi sắc trên mọi lĩnh vực, đời sống của nhân dân được nâng cao, xã đã đạt 19/19 tiêu chí.

Nhà văn hóa xã Nam Cường mới được xây dựng.

Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện chương trình, Nam Cường đã tổ chức lễ phát động toàn dân XDNTM với 11/11 đơn vị cam kết thực hiện các nội dung như vệ sinh môi trường, xây dựng nhà văn hóa, thắp sáng điện công cộng…; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, điển hình tiên tiến và kinh nghiệm làm giàu. Nhờ làm tốt công tác truyền thông nên phong trào XDNTM lan tỏa ngày càng sâu rộng trong nhân dân, tạo nên khối đoàn kết vững mạnh. Đến năm 2016, trong tổng kinh phí thực hiện chương trình 81,45 tỷ đồng thì nguồn vốn do dân đóng góp là 16,1 tỷ đồng, chiếm 19,7%.

Là một trong 5 xã vùng thấp trũng, chịu ảnh hưởng nặng nề từ mưa bão nên trong XDNTM, Nam Cường luôn ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhất là phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học cao tầng, trạm y tế kiên cố, bê -tông hóa kênh mương…

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Nhờ huy động được nhiều nguồn vốn, đến nay, xã đã xây dựng được trụ sở UBND 17 phòng, nhà văn hóa xã, trường mầm non khang trang, đầy đủ tiện nghi, Trường THCS Phúc Cường với 8 phòng học; xây dựng hai tuyến đường dài 3,5km...

 Sau hơn 5 năm thực hiện XDNTM,  Nam Cường đã nâng cấp, xây dựng mới được 26,5km đường giao thông. Những công trình này không những giúp ổn định cuộc sống, phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân mà còn có ý nghĩa thiết thực trong phòng chống chống lụt bão của xã.

Bên cạnh đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, Nam Cường còn tập trung phát triển sản xuất ngành nghề để nâng cao thu nhập cho người dân. Từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và vốn đối ứng của người dân, xã đã chỉ đạo xây dựng thành công nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng ớt xuất khẩu, chăn nuôi bò vỗ béo,... Xã còn phối hợp với các ngành chức năng mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, bình quân mỗi năm mở 3 lớp, sĩ số ­70 người/lớp.

Cùng với đó, công tác dồn điền đổi thửa được xã triển khai quyết liệt, từ đó khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, tạo thuận lợi cho người dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, có điều kiện tổ chức sản xuất hàng hóa, quy hoạch được các vùng chuyên canh.

Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình XDNTM, nhờ phát huy được nội lực, có cách làm hay, sáng tạo và phù hợp với điều kiện địa phương, diện mạo xã Nam Cường đã thay đổi toàn diện. Hy vọng trong những năm tới, thành tích ấy sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy một cách có hiệu quả và bền vững.

Anh Tuấn – Thiên Hoa

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top