Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 26 tháng 5 năm 2019 | 10:3

Khánh Hòa: Khánh thành nhà máy điện mặt trời Sông Giang

Sáng 25-5, Công ty Cổ phần Điện mặt trời Sông Giang tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Sông Giang đóng tại 2 xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh.

 
khánh-tahnhf-điện.jpg
Các đại biểu nhấn nút khánh thành Nhà máy điện mặt trời Sông Giang
 
Nhà máy điện mặt trời Sông Giang bắt đầu khởi công từ tháng 11-2018. Sau 6 tháng thi công, Nhà máy đã đóng điện vào ngày 15-4 và chính thức vận hành phát điện thương mại ngày 8-5. Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 60ha với tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng. Tổng công suất của nhà máy đạt 50MW và công suất mỗi tấm pin là 365Wp. Khi đưa vào vận hành, công trình điện năng lượng mặt trời này sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hơn 80 triệu kWh/năm.
điện-mặt-trời.jpg
Hệ thống thu nhiệt của nhà máy điện mặt trời Sông Giang
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Lê Thanh Quang biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư. Đồng thời đề nghị chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện quy trình quản lý, vận hành để đảm bảo nhà máy điện hoạt động tuyệt đối an toàn, ổn định và đúng các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Điện mặt trời Sông Giang cần tích cực tham gia thực hiện công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân địa phương.
 
Trao tặng 650 suất quà cho đồng bào nghèo Phú Yên
 
Hưởng ứng Tháng nhân đạo năm 2019 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, ngày 25/5, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Người mù TP Tuy Hòa đã phối hợp với nhóm thiện nguyện Tâm Tình (TP Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Hạt gạo nghĩa tình” để tặng 300 phần quà cho các gia đình khó khăn, người già neo đơn, người mù nghèo, nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin trên địa bàn TP Tuy Hòa. Mỗi hộ được trao phần quà gồm gạo, thùng mì ăn liền, nhu yếu phẩm và tiền mặt trị giá 400.000 đồng/suất.
 
trao-quà.jpg
Trao tặng quà cho bà con nghèo tại Phú Yên
Ngày 24/5, tại UBND xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân), ca sĩ Quỳnh Trang, một người con Phú Yên đang sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh cùng các nhà hảo tâm phối hợp với Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát cơ động Công an Phú Yên, Hội Chữ thập đỏ huyện Đồng Xuân tổ chức chương trình “Hướng về miền Trung thân yêu” để tặng 200 phần quà cho các gia đình khó khăn, người già neo đơn, nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, bà con đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở 4 thôn Phú Giang, Phú Tiến, Phú Đồng, Phú Hải của xã vùng cao Phú Mỡ. Mỗi hộ được trao phần quà gồm gạo, thùng mì ăn liền, nhu yếu phẩm và tiền mặt.
 
Bình Định: Thành lập trạm kiểm dịch động vật tại xã Tây Thuận
 
Sáng 25.5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu chỉ đạo thành lập trạm kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại QL 19, dưới chân Đèo An Khê, thuộc xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn để phòng chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Trạm hoạt động 24/24 giờ trong ngày (kể cả thứ 7, CN, ngày lễ).
 
trạm-kiểm-dịch.jpg
Thành lập trạm kiểm dịch phòng chống DTLCP tại Tây Thuận (ảnh báo Bình Định)

 

Nhiệm vụ của trạm tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn mắc bệnh dịch tả heo châu Phi và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm ra vào địa bàn tỉnh; khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; giám sát việc xử lý, tiêu hủy khi phát hiện lợn mắc bệnh và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm; chấp hành nghiêm quy trình kiểm tra, kiểm soát, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn. Trước 16 giờ hàng ngày, các chốt, trạm kiểm dịch tạm thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh về Sở NN & PTNT (qua Chi cục Thú y) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
 
Trước đó, trên địa bàn tỉnh cũng đã thành lập 4 trạm kiểm dịch động vật, gồm Trạm tại Đèo Bình Đê thuộc thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn; Trạm tại đường tránh thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn; Trạm tại Đèo Cù Mông, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn; Trạm tại QL 1D, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn.
 
Quảng Ngãi: Đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
 
Chiều 20.5, Phó Chủ tịch UBND Võ Phiên chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trong 5 tháng đầu năm 2019, triển khai nhiệm vụ trong thời gian đến.
 
Theo đó năm 2019, tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình hơn 416,5 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương là 402,6 tỷ đồng và vốn địa phương hơn 13,8 tỷ đồng.
 
giảm-nghèo.jpg
Hiệu quả từ chương trình giảm nghèo cho đồng bào tại đây chưa cao

 

Tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo thuộc chương trình 30a được bố trí nguồn vốn trên 245,7 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng 115 công trình hạ tầng. Đến ngày 30.4.2019  đã giải ngân gần 15% so với kế hoạch vốn được giao.
 
Về tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 có tổng kinh phí hơn 55,298 tỷ đồng, thực hiện đầu tư cho 100 công trình cơ sở hạ tầng. Đến nay, các công trình đầu tư mới đang triển khai thực hiện và giải ngân đạt tỷ lệ 11,57%.
 
Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND các huyện đã tuyên truyền, vận động đưa 842 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động đã đi làm việc ở nước ngoài, xuất cảnh ở 10 huyện, thành phố đến nay là 516/1.470 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 35%.
 
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình gặp nhiều khó khăn. Đến nay, chỉ có nguồn vốn đầu tư phát triển được giải ngân nhưng tỷ lệ đạt thấp (13,88%). Một số huyện chưa giải ngân được nguồn vốn của một số tiểu dự án bởi các địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt trong triển khai thực hiện các tiểu dự án.
 
Các huyện kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính thống nhất trong việc thực hiện hỗ trợ cho đối tượng.
 
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên yêu cầu, các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khẩn trương thực hiện những nội dung của các dự án, tiểu dự án theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo hoàn thành kế hoạch trong năm, tránh trường hợp để mất vốn.
 
Muốn chương trình giảm nghèo bền vững đạt được hiệu quả, đòi hỏi chính quyền các cấp phải lựa chọn để đầu tư vào những công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng cơ sở, trực tiếp liên quan đến cuộc sống của người dân. Những công trình này sẽ là điều kiện để người dân, đặc biệt là người dân ở những vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc.
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top