Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 5 năm 2018 | 23:16

Khánh Hòa: Tôm hùm chết hàng loạt, người dân hoang mang

Người dân trên đảo Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa) đang điêu đứng vì hàng chục nghìn con tôm hùm trọng lượng từ 0,3-0,4kg chết hàng loạt.

Thời gian gần đây, tại các vùng nuôi tôm hùm TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) xuất hiện tình trạng nhiều thủy sản chết, chủ yếu là tôm hùm.
 
Vùng nuôi bị ảnh hưởng nặng nhất là phường Cam Phúc Nam, tại đây có 350 hộ nuôi tôm hùm với tổng số hơn 2.400 lồng. Hiện nay, tỷ lệ tôm hùm chết ở khu vực này chiếm khoảng 10 - 20%. Trong khi đó, tỷ lệ tôm hùm chết ở phường Cam Phú chiếm khoảng 5 - 10% trong tổng số gần 4.000 lồng nuôi.
 
Theo bà Lê Thanh Hòa, ngụ phường Cam Phúc Nam, gia đình nuôi gần 60 lồng với hơn 30.000 tôm hùm xanh và bông. Mới đây, khi kiểm tra tôm nuôi, bà phát hiện tôm trong lồng bỗng nhiên chết. Lúc đầu vài con, sau đó tăng dần số lượng, không rõ nguyên nhân nên gia đình bà rất hoang mang và lo lắng.
img_3495.JPG
Để khắc phục tình trạng bệnh sữa, người nuôi tôm hùm cần áp dụng các biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp

Đại diện lãnh đạo UBND xã Cam Bình cho biết, toàn đảo Bình Ba có gần 60.000 con tôm hùm của 34 hộ bị chết, tổng thiệt hại khoảng 9 tỷ đồng. Địa phương đã báo cáo thành phố để xem xét, hỗ trợ thiệt hại cho dân.

Theo cơ quan chức năng TP. Cam Ranh, nguyên nhân ban đầu có thể là do các vi sinh vật có hại trong nước, kí sinh trùng bệnh sữa gây hại khiến tôm bỏ ăn và chết dần. Tuy nhiên, cũng không loại trừ các nguyên nhân khác.
 
Bà Nguyễn Thị Hương - cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm TP. Cam Ranh, cho hay: “Trong số gần 30.000 lồng nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh thì có đến 29.300 lồng nuôi tôm hùm, tập trung chủ yếu tại các địa phương: Cam Bình, Cam Linh, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Phú… Hiện nay đang xảy ra hiện tượng tôm chết do bị bệnh sữa, nặng nhất là Cam Phúc Nam, Cam Linh, Cam Phú. Theo dấu hiệu bệnh lý thì tôm hùm nuôi ở các địa phương của TP. Cam Ranh chết là do nhiễm bệnh sữa, tác nhân là do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra.
 
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chỉ ra, mùa vụ, mật độ lồng nuôi, thời gian cách ly tôm mang mầm bệnh sữa với tôm khỏe mạnh là những yếu tố then chốt giúp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi một cách hiệu quả. Cụ thể, sự xuất hiện của bệnh sữa tập trung từ tháng 5 đến tháng 7 cao gấp đôi so với mùa mưa; những khu vực mật độ nuôi cao hơn 60 lồng/ha thì sự xuất hiện của loại bệnh này cũng cao gấp 1,28 lần so với những khu vực mật độ nuôi thấp hơn 60 lồng/ha. Ngoài ra, khả năng lây lan bệnh sữa rất cao, đến 5,11 lần nếu không cách ly kịp thời tôm bệnh ra khỏi đàn tôm khỏe mạnh.
 
Từ nghiên cứu của mình, các nhà khoa học khuyến cáo người nuôi tôm hùm để khắc phục tình trạng này đối với bệnh sữa, người nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp, từ khâu chọn vùng nuôi cho đến khi xuất bán. Cụ thể, cần chọn vị trí đặt lồng nuôi phù hợp, nằm trong quy hoạch của địa phương. Ngoài ra, người dân cần chủ động kiểm tra nguồn nước và vệ sinh hàng ngày các lồng nuôi; lựa chọn thức ăn cho tôm đảm bảo hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thức ăn bổ sung, vitamin C và men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm;  tách tôm hùm bị bệnh và chết riêng tránh tình hình phát sinh dịch bệnh; việc mua bán tôm hùm giống, sử dụng thức ăn tươi cần được khử trùng…/.
 
 
 
Anh Thi - Cẩm Lài
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top