Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2016 | 12:52

Kiên Giang: Hiệu quả mô hình nuôi thủy sản mặn lợ ven biển

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã triển khai 20 điểm trình diễn nuôi thủy sản mặn lợ ven biển dưới 4 dạng mô hình gồm: Nuôi tôm chân trắng mật độ 10 con/m2; nuôi tôm chân trắng mật độ 50 con/m2; nuôi nghêu và vọp thương phẩm.

Mô hình nuôi tôm chân trắng ở huyện An Minh.

Trước khi triển khai mô hình nuôi thủy sản mặn lợ ven biển, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã tổ chức 4 lớp tập huấn đầu vụ cho 32 nông dân trong và ngoài mô hình nhằm trang bị kiến thức kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình triển khai, Trung tâm đã tổ chức được 3 cuộc hội thảo mô hình với 90 nông dân tham dự.

Mô hình nuôi tôm chân trắng mật độ 10 con/m2 được triển khai tại 9 điểm, với quy mô 1ha/điểm tại các xã Thuận Hòa, Tân Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh và Vân Khánh Tây (huyện An Minh) và Nam Thái A (huyện An Biên). Qua mô hình trình diễn từng bước giúp nông dân áp dụng phương pháp cải tiến chuyển từ nuôi tôm theo tập quán sang nuôi có áp dụng kỹ thuật từ khâu thiết kế ao, xây dựng và chuẩn bị ao nuôi, chọn giống đến việc chăm sóc và quản lý tôm nuôi. Kết quả sau 75 ngày thả nuôi, tỷ lệ sống trung bình 54%, hệ số thức ăn 0,8, năng suất 996 kg/ha, lợi nhuận trung bình 39,76 triệu đồng/ha.

Mô hình nuôi tôm chân trắng mật độ 50 con/m2 triển khai 3 điểm tại huyện An Biên với quy mô 4.000m2/điểm và tại huyện An Minh quy mô 3.000m2/điểm. Sau 86 ngày thả nuôi, kết quả như sau: tỷ lệ sống trung bình 75%, sản lượng 2.280 - 3.000kg/hộ, lợi nhuận 148 triệu đồng/điểm. Nông dân tham gia mô hình thực hiện theo quy trình kỹ thuật, trong quá trình nuôi có sử dụng nguồn thức ăn Artemia sinh khối bổ sung nên tỷ lệ sống cao, tôm tăng trưởng nhanh, ít bệnh, chăm sóc và quản lý môi trường tốt.

Mô hình nuôi nghêu thương phẩm triển khai 6 điểm tại Hà Tiên, quy mô 0,5ha/điểm, mật độ 70 con/m2. Qua  mô hình cho thấy, nghêu thích nghi tốt với môi trường, phát triển nhanh, sau khoảng 4 tháng nuôi, đạt trọng lượng bình quân 66 con/kg, tỷ lệ sống trung bình 88%, năng suất trung bình 5.728 kg/điểm, lợi nhuận trung bình trên 62,8 triệu đồng/ha.

Mô hình thử nghiệm nuôi vọp thương phẩm triển khai 2 điểm tại huyện U Minh Thượng, quy mô 0,1ha/điểm đối với nuôi trong vuông và 0,2ha/điểm đối với nuôi ven sông, mật độ 30 con/m2. Sau khoảng 115 ngày nuôi, trọng lượng trung bình đạt 15 con/kg, tỷ lệ sống 72%. Với giá 7.500 đồng/kg, người nuôi thu lợi nhuận trên 16 triệu đồng/hộ.

Trương Trọng Thân

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top