Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 6 năm 2018 | 13:19

Kiến Xương: Nông thôn khởi sắc, cuộc sống nâng cao

Sau hơn 7 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn của huyện Kiến Xương (Thái Bình) có nhiều khởi sắc và chuyển biến tích cực.

anh-2.jpg
Nông dân xã Thanh Tân chăm sóc cây màu.

Nói như ông Đặng Ngọc Oánh, Phó chủ tịch UBND huyện Kiến Xương: Cái được lớn nhất chính là đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, những vùng quê nghèo xưa, nay thay da đổi thịt.

Tạo cơ chế, chính sách

Ông Oánh cho biết, năm 2011, huyện hỗ trợ kinh phí cho các xã thực hiện Quy hoạch chung XDNTM, trung bình 30 triệu đồng/xã, tổng kinh phí hỗ trợ là 1,05 tỷ đồng. Trong hai năm 2012-2013, hỗ trợ các xã làm đường giao thông nội đồng, kênh mương, khu xử lý rác thải. Xây dựng đường giao thông trục chính nội đồng, huyện hỗ trợ 30 triệu đồng/km; kênh mương 50 triệu đồng/km; thu gom xử lý rác thải 100 triệu đồng/khu, tổng kinh phí hỗ trợ là 3,48 tỷ đồng.

Năm 2014, Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất chủ trương hỗ trợ 12,71 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất (phần thu của huyện) cho 9 xã được tỉnh công nhận về đích NTM trong năm 2014. Thực hiện quyết định của tỉnh về phê duyệt phương án huy động nguồn hỗ trợ XDNTM giai đoạn 2012 -2015, huyện phát động tiết kiệm 10% chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Doanh nghiệp ủng hộ 3% giá trị khối lượng từ xây dựng cơ bản các công trình trên địa bàn; 5,94 tỷ đồng đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, huyện dành hỗ trợ các xã xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng NTM.

Chú trọng phát triển kinh tế

Giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 7,38%/năm, trong đó ngành nông - lâm - thủy sản tăng 2,84%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,38%; dịch vụ tăng 8,37%. Giá trị ngành trồng trọt đạt 1.311 tỷ đồng; chăn nuôi 1.062 tỷ đồng; thủy sản 175 tỷ đồng.

Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Kiến Xương đã quy hoạch 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 64,7ha, tạo việc làm cho trên 3.000 lao động. Huyện có 37/40 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn; 9.257 cơ sở và hộ gia đình tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Các nghề chủ yếu như chạm bạc, sản xuất móc câu, dệt tấm lót hàng, đan mặt ghế, đệm cao su…, thu hút gần 25.000 lao động tham gia.

Bên cạnh đó, huyện có 38/38 HTX nông nghiệp thực hiện Đại hội thành viên gắn với chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đến nay toàn huyện có 8 xã có diện tích tích tụ quy mô từ 2ha trở lên với tổng diện tích đất tích tụ là 168,49 ha. Trong đó có 8 điểm có diện tích đất tích tụ lớn ở các xã Thanh Tân (11ha), Bình Định (11ha), An Bình (16,2ha)… Đã có 3 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê đất trên địa bàn 3 xã là Thanh Tân, An Bình và Vũ Quý để sản xuất ngô, hoa lan công nghệ cao.

“Có thể khẳng định, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống  chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận cao của người dân, sau hơn 7 năm triển khai XDNTM, bộ mặt nông thôn của Kiến Xương có nhiều khởi sắc và chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn được nâng lên đáng kể, những vùng quê vốn nghèo xưa, nay đã thay da đổi thịt và ngày càng phát triển”, ông Oánh nói.

Tính đến hết năm 2017, Kiến Xương có 28/35 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 80%. Hiện còn 7 xã chưa đạt chuẩn là An Bồi, An Bình, Minh Tân, Minh Hưng, Hòa Bình, Trà Giang và Quyết Tiến.

 

 

 

Nguyễn Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top