Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2018 | 16:15

Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản 8 tháng đạt 25,7 tỷ USD

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản tháng 8/2018 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2018 đạt 25,7 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5,3%; giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,36 tỷ USD, tăng 3,1%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 13,3%.

Lũy kế 8 tháng, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 2,5%. Một số mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm nông sản chính như gạo, hạt điều, rau quả, sản phẩm từ cao su có giá trị tăng so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,2 tỷ USD (tăng 21,1%), hạt điều đạt 2,24 tỷ USD (tăng 0,6%), rau quả đạt 2,676 tỷ USD (tăng 14,1%), trong đó rau đạt 376 triệu USD (tăng 16,3%); sản phẩm từ cao su đạt 450 triệu USD (tăng17,8%).

Các mặt hàng cà phê, cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng nhưng lại có sự sụt giảm về giá trị: cà phê khối lượng xuất khẩu ước đạt 1,32 triệu tấn (tăng15,5%), giá trị đạt 2,5 tỷ USD (giảm 2,5%); cao su đạt 870 nghìn tấn (tăng 8,2%), giá trị 1,2 tỷ USD (giảm 11,8%); hồ tiêu đạt 173 nghìn tấn (tăng 3,2%), giá trị ước đạt 576 triệu USD (giảm 36%). Chè giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu (khối lượng XK: 81 nghìn tấn (-10%), giá trị đạt 133 triệu USD (-7,4%)).

1.jpg
Chế biến cá ngừ phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: IT)

 

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng ước đạt 355 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 7 tháng của năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt 17,5 triệu USD (tăng gấp 3 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 70 triệu USD (tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017).

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,465 tỷ USD, tăng 5,3%, trong đó: cá tra ước đạt 1,38 tỷ USD, tăng 20%; tôm các loại ước đạt 2,234 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017.


Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính 8 tháng ước đạt 5,855 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ, trong đó: gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,55 tỷ USD, tăng 12,6%; sản phẩm mây, tre, cói ước đạt 218 triệu USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu các mặt hàng khác ước đạt 724 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt trong 8 tháng đầu năm 2018 là gạo, các loại lâm sản chính, rau quả và thủy sản. 

Về mặt hàng gạo, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 ước đạt 441.000 tấn với giá trị đạt 209 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng ước đạt 4,4 triệu tấn với 2,2 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị. Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 507 USD/tấn, tăng 14,8%. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 24,7% thị phần.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia (gấp 67,5 lần), Iraq (gấp 2,5 lần), Philippines (gấp 2 lần), Malaysia (39,4%), Bờ Biển Ngà (33,5%) và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (11%)…

Gỗ và các sản phẩm xuất khẩu ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 12,6%. Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc giữ vững vị trí là các thị trường chính của Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5,3%. Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu rau quả ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14,1%.

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá: ASEAN (giá trị đạt 2,53 tỷ USD, tăng 43,6%); Hàn Quốc (đạt 1,53 tỷ USD, tăng 29%), Trung Quốc (giá trị đạt 5,25 tỷ USD, tăng 7%); Mỹ (đạt 3,88 tỷ USD, tăng 5,8%), Nhật bản (đạt 1,97 tỷ USD, tăng 5,7% so với trong 7 năm 2017)./.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top