Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2016 | 1:20

Lai Châu, liên kết sản xuất giống lúa đặc sản

Nhằm duy trì và phát triển các giống lúa đặc sản địa phương cũng như cung cấp cho nông dân những giống lúa đảm bảo chất lượng, vụ mùa 2016, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu liên kết với các hộ dân xã Tả Lèng (huyện Tam Đường) triển khai mô hình sản xuất giống lúa Tẻ Râu trên diện tích 5ha với 12 hộ tham gia.

Nông dân trong mô hình khử lẫn tạp cho lúa.

Tham gia mô hình, các hộ dân được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra từ khâu làm đất, gieo mạ, cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, khử lẫn tạp.

Để đảm bảo sự tin tưởng của người dân về mô hình liên kết sản xuất, trước khi thực hiện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã ký hợp đồng với từng hộ dân, trong đó cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm thóc tươi sau khi thu hoạch với giá 11.000 đồng/kg và yêu cầu các hộ dân cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện, nhờ sự nhiệt tình tham gia của các hộ nông dân cũng như sự chỉ đạo, theo dõi sát sao của cán bộ kỹ thuật, giống lúa Tẻ Râu sinh trưởng tốt, sâu bệnh hại trong tầm kiểm soát, cán bộ kỹ thuật cùng các hộ nông dân tiến hành khử lẫn 3 lần, đảm bảo quần thể ruộng lúa đồng đều, không bị lẫn tạp các giống lúa khác. Năng suất bình quân đạt 4,8 tấn thóc tươi/ha, Trung tâm Khuyến nông đã thu mua toàn bộ thóc tươi của các hộ dân để phơi sấy, xử lý, bảo quản, đóng gói để làm giống cho vụ sau. Với giá bán 11.000 đồng/kg thóc tươi, bà con thu nhập 52,8 triệu đồng/ha.

 Anh Lù Páo Giàng, một trong những hộ nông dân tham gia mô hình, cho biết: “Gia đình tôi ký hợp đồng sản xuất giống với diện tích 6.000m2, được cán bộ khuyến nông thường xuyên hướng dẫn tận tình nên cây lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt. Gia đình thu được 2.450kg thóc tươi, bán được 26.950.000 đồng, cao hơn nhiều so với các giống lúa khác. Năm sau tôi mong Trung tâm Khuyến nông tiếp tục ký hợp đồng để gia đình tôi và các hộ trong bản được sản xuất, tăng thêm thu nhập”.

Mô hình liên kết với người dân để sản xuất giống lúa, nhất là đối với các giống lúa đặc sản của địa phương là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, vừa giúp người dân nắm được kỹ thuật sản xuất giống, tự để giống sản xuất cho các vụ sau đảm bảo tiêu chuẩn, vừa giúp địa phương chủ động được nguồn giống, góp phần phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, từng bước giúp cho sản phẩm gạo Tẻ Râu đứng vững trên thị trường.

Đặng Đình Thản

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top