Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 6 năm 2018 | 10:41

Lại thêm bí đao chờ “giải cứu"

Những ngày này, nông dân xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đứng ngồi không yên vì bí đao thu hoạch xong không có nơi tiêu thụ.

Tại khu đất ở bãi bồi Bà Mau ven sông Thu Bồn thuộc địa phận xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, những vườn bí đao cho quả chi chít, thân cây bắt đầu già héo, không còn đủ sức níu giữ những trái bí đao to hàng chục ký trên giàn. Bí đao đến kỳ thu hoạch không có người mua nên người trồng bỏ mặc ngoài bãi. Trái bí đao già, nặng trĩu, tự đứt khỏi dây nằm la liệt trên mặt đất.

 

lai them bi dao cho giai cuu hinh 1
Bí đao chất đống trong nhà dân vì không ai mua. (Ảnh minh họa: moitruong.net).

 

Ông Huỳnh Kim Quy, chủ một vườn bí đao ở bãi bồi Bà Mau, xã Cẩm Kim than thở, "Làm ra không ai mua nên không hái về làm gì. Mà công thuê mướn hái đắt hơn tiền bán bí đao, không đủ để bù đắp. Giờ bất lực, chấp nhận thế này chứ không còn cách nào khác. Giờ chỉ mong có cách gì giải cứu cho nông dân vớt vát cho bà con đỡ lỗ vốn".

Ông Huỳnh Tấn Sang, một chủ vườn bí đao ở bãi bồi Bà Mau phân tích, nếu tính chi phí thuê lao động cải tạo đất, vun luống, tỉa hạt, làm giàn, dọn cỏ, bón phân, bơm nước tưới thường xuyên, bây giờ phải thuê thêm nhân công thu hoạch, chuyên chở thì lỗ nặng. Hiện tại, nhiều gia đình trồng bí đao thu hoạch về chất hàng tấn, không ai hỏi mua.

Ông Lê Trung Tấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Kim, thành phố Hội An cho hay, toàn xã Cẩm Kim hiện có hơn 20 hộ trồng bí đao đại trà, mỗi nhà thu hoạch từ 3 - 5 tấn bí nhưng không tiêu thụ được.

"Cây bí đao được mùa mất giá, không bán được. Giá chỉ 1.000 - 1.500 đồng/kg mà không có người mua nên bà con bỏ thối ngoài đồng. Hái xong vận chuyển về nhà cũng để thối, tốn công", ông Tấn cho biết thêm.

Cách đây không lâu, người trồng ớt, dưa hấu ở tỉnh Quảng Nam khóc ròng vì không có đầu ra. Bây giờ đến lượt hàng chục tấn bí đao thu hoạch xong chất đống trong nhà. Thời tiết nắng nóng mấy hôm nay làm cho trái bí đao bắt đầu thối nhũn. Điệp khúc được mùa mất giá không có nơi tiêu thụ đang làm khổ nông dân miền Trung.

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top