Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 11 năm 2018 | 9:18

Làm sao để không xảy ra tình trạng được mùa mất giá?

Đó là câu hỏi mà GS. TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đặt ra trong Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Liên kết trong phát triển kinh tế vườn, cơ hội, thách thức và giải pháp" diễn ra tại huyện Bắc Quang (Hà Giang) ngày 8/11.

20181108_142803.jpg

 GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam (thứ 2 từ bên trái) và ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình trồng cam ở xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang)

 

Phát biểu tại diễn đàn, GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, những năm qua, kinh tế vườn ngày càng khẳng định vị trí trong ngành nông nghiệp. Từ vườn, nhiều hộ có thu nhập cả tỷ đồng/năm. Kinh tế vườn làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhiều vùng quê.

Những năm trước, nhiều tỉnh còn tình trạng đất trống, đồi trọc. Giờ đây, đã hình thành vùng chuyên canh, thâm canh mang lại giá trị kinh tế cao.

Nhờ tái cơ cấu nông nghiệp mà kinh tế vườn ngày càng phát triển. Giá trị xuất khẩu rau quả hàng năm liên tục được nâng lên, năm 2017 đạt 3,5 tỷ USD, năm 2018 ước đạt 4,2 tỷ USD.  

20181109_081832.jpg

 GS. TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu khai mạc diễn dàn 

 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để không để xảy ra tình trạng được mùa mất giá. Vấn đề này cũng là chủ đề để diễn đàn bàn luận, đưa ra giải pháp khắc phục.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang, hiện khâu liên kết trong phát triển kinh tế vườn tại Hà Giang làm chưa tốt, nhiều nhà vườn chăm sóc chưa đúng quy trình, nhiều nơi còn giả danh cam Hà Giang mang bán làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh cam sành Hà Giang. Giải quyết được những vấn đề nói này thì cây cam sành nói riêng, cây có múi nói chung của Hà Giang sẽ phát triển hơn.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nhấn mạnh, kinh tế vườn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Tại nhiều địa phương, nghề vườn đem lại 50 - 70% thu nhập của kinh tế hộ. Kinh tế vườn góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đất đai, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững.  

20181109_0827080.jpg

 Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang thẳng thắn nêu những khó khăn trong liên kết phát triển kinh tế vườn tại Hà Giang

 

Do vậy, liên kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hình thức hợp tác được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế. Mục tiêu chính của liên kết là nhằm phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để hỗ trợ nhau, cùng giúp nhau nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững. Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các đối tác theo đường đi của sản phẩm (từ sản xuất đến tiêu dùng).

Để mang lại hiệu quả trong liên kết phát triển kinh tế vườn, ông Hồng đưa ra một số đề xuất, Bộ NN&PTNT và các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thật cụ thể các cơ chế, chính sách hiện có, các thủ tục để các bên tham gia liên kết được hưởng chính sách của Nhà nước, tránh tình trạng chính sách được ban hành nhưng không được thực hiện do không có nguồn hỗ trợ hoặc thủ tục rườm rà, quá phức tạp.

20181109_090437.jpg

 Toàn cảnh diễn đàn

 

Cần ưu tiên đào tạo và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các hợp tác xã để đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt về kỹ năng thương lượng, ký kết hợp đồng, dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tăng cường và ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, hợp tác quốc tế để tạo bước đột phá trong bảo quản, giảm thiểu tổn thất nông sản sau thu hoạch, đặc biệt đối với rau quả.

Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và có các chính sách mạnh hơn để khuyến khích  doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản.

Ưu tiên các chương trình, dự án khuyến nông xây dựng, phát triển các mô liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị khép kín và tạo điều kiện cho cán bộ các hợp tác xã đi thực tế để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top