Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 2 năm 2018 | 22:1

Làng nghề nuôi cá chép cho ngày tiễn ông Công, ông Táo bội thu

Đến hẹn lại lên, cứ đến cận ngày 23 tháng Chạp, làng Tân Cổ (xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) - nơi được mệnh danh là làng cá cung cấp cho tiễn ông Công, ông Táo nổi tiếng ở xứ Thanh lại rộn ràng, tấp nập người mua kẻ bán.

Năm nay, do được giá nên nghề nuôi cá chép đã mang lại thu nhập khá lớn cho bà con nơi đây.

ttxvn_ca_chep_07.jpg
Cá năm nay được đánh giá đều, đẹp và khỏe. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)


Có mặt tại làng Tân Cổ sáng 22 tháng chạp, con đường vào làng mọi khi vắng vẻ, nay trở nên nhộn nhịp lạ thường. Từng đoàn xe tải lớn nhỏ, xe máy, xe đạp nối đuôi nhau vào các nhà chủ cá để lấy hàng đưa đi các nơi tiêu thụ.

Năm nay, giá cá bán sỉ tại ao dao động từ 140.000 đến 180.000 đồng/kg cá, bán lẻ 20.000-30.000 đồng/3 con, sau khi trừ chi phí, các hộ nuôi nhỏ lẻ tầm 3-5 ao thu về từ 100-120 triệu đồng.

Trước đó, từ chiều 21 đến sáng sớm 22 tháng chạp, các hộ nuôi cá làng Tân Cổ bắt đầu kéo lưới đánh cá khỏi ao. 

Cá sau khi đánh khỏi ao được cho vào các bể tạm, cá có đủ các kích cỡ, từ 30-40 con/kg đến 100 con/kg bày bán cho khách thoải mái chọn lựa. Khi có khách mua, cá lại được đóng vào các bao nylon, bơm đầy ôxy.

Với những thương lái mua nhiều, từ ngày 15 tháng Chạp, thương lái đã bắt đầu về làng Tân Cổ đặt hàng cá chép cho ngày ông Táo chầu trời.

Đến cận ngày thương lái đánh xe ôtô đến, trên xe có đầy đủ thiết bị như hệ thống sục ô-xy, bình ô-xy, thùng đựng... đảm bảo cá sống khỏe mạnh, có thể đi các tỉnh xa như Nghệ An, Hà Tĩnh, thậm chí Quảng Trị, Thừa Thiên Huế... 

Không ngừng trả lời điện thoại của những lái buôn phương xa, hoặc tiếp các thương lái đến tận ao thu mua cá, anh Lê Hữu Dũng (làng Tân Cổ, xã Quảng Tân) khẳng định: "Năm nay, lượng cá cung cấp ra thị trường ít hơn khoảng 30% so với năm trước do hồi tháng 10/2017 Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của các cơn bão, lụt, nhiều hộ nuôi cá bị mất do bị tràn ao. Tuy nhiên bù lại thời tiết năm nay ấm áp, ít mưa nên cá năm nay đẹp hơn mọi năm, cả đàn lớn đều như nhau, nhìn rất thích mắt, giá cả năm nay cao gần gấp đôi so với năm ngoái nên bà con rất phấn khởi."

Do thời tiết mưa lụt nên cá năm nay khan hiếm và được giá cao hơn năm ngoái. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)


Hộ gia đình anh Lê Đức Thuận (làng Tân Cổ, xã Quảng Tân) cho biết: "Để chuẩn bị cho vụ cá cúng ngày ông Công ông Táo, gia đình tôi đã phải xuống giống cách đây 4-5 tháng. Diện tích ao nuôi của gia đình khoảng 7.000m2 trong đó dành hơn 4.000m2 nuôi cá cúng ông Công ông Táo."

"Nhờ đầu tư hệ thống ao nuôi kiên cố nên đợt mưa bão vừa qua ao nuôi của gia đình tôi ít bị ảnh hưởng. Vụ này gia đình tôi cung ứng ra thị trường khoảng 6-7 tấn cá chép, chủ yếu là bán sỉ cho các thương lái. Đến trưa 22 tháng chạp ao nhà tôi đã không còn cá để bán."

Anh Nguyễn Văn Long, thương lái đến từ huyện Tĩnh Gia cho biết: "Hơn chục năm nay, cứ gần đến ngày 23 tháng chạp, tôi lại đánh xe tải về làng Tân Cổ lấy cá. Cá chép ở đây có màu đỏ óng, to đều, đẹp, cá lại khỏe nên luôn được thị trường ưa chuộng, bán rất đắt hàng. Năm nay tôi lấy khoảng trên dưới 1 tấn cá, về đổ sỉ cũng như bán lẻ cho bà con trong huyện Tĩnh Gia." 

Theo truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công, ông Táo về chầu trời báo cáo những công việc năm qua ở hạ giới. Người dân thường cúng tiễn bằng cá chép để ông cưỡi về trời. Nhờ đó, mỗi năm làng Tân Cổ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 20-25 tấn cá chép để cúng Táo quân.

Xác định nuôi cá giống nước ngọt trong đó có nuôi cá chép cúng ông Công, ông Táo là một nghề truyền thống, mang lại giá trị thu nhập cao cho bà con nông dân, xã Quảng Tân đã quy hoạch, tạo điều kiện cho các hộ dân tại 4 làng Tân Cổ, Tân Trúc, Tân Hậu, Tân Hoa nhận thầu đất để xây dựng trang trại.

Hiện nay, ở mỗi làng nghề của các thôn đều có từ 150 đến 250 hộ nuôi cá giống tập trung. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, các gia đình ở đây đã thành lập các tổ tiêu thụ, nhờ vậy nguồn cá giống, cá chép ông Công, ông Táo không những được tiêu thụ ổn định tại địa phương mà còn cung ứng cho nhiều nơi khác như: Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thậm chí vài năm gần đây còn xuất sang Lào.

Ông Lê Bá Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Tân khẳng định: "Hiện xã Quảng Tân có khoảng 500 hộ nuôi cá chép ông Công, trong đó có 10 nhà nuôi quy mô lớn. Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân xã Quảng Tân sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân xây dựng mô hình hợp tác xã chuyên mua bán cá giống để mở rộng thêm thị trường, tạo điều kiện về quỹ đất, góp phần giúp bà con nông dân giải quyết việc làm, xóa  đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng."

Đến chiều 22 tháng Chạp, hầu như cá ở các ao ở Tân Cổ đã được bán hết, nhiều nhà có cá to, đẹp đã cháy hàng từ sáng. Đi khắp làng trên ngõ dưới ở Tân Cổ, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng cười nói, bởi vụ cá ông Công ông Táo năm nay rất bội thu, một cái Tết đầm ấm, no đủ lại đang đến rất gần.

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top