Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2018 | 21:13

Lễ hội Cam Hà Tĩnh lần thứ 2 dự kiến diễn ra giữa tháng 12/2018

Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ hai năm 2018 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Thương mại Vincom, TP. Hà Tĩnh trong 3 ngày, từ ngày 14 đến 16/12.

Dự kiến tại lễ hội năm nay có khoảng 60 gian hàng trưng bày cam và nông sản cùng với các hoạt động bổ trợ, trong đó, cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh khoảng 40 gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm từ địa phương trong tỉnh; các loại sản phẩm khác 20 gian hàng.
 
Ngoài cam là sản phẩm chủ đạo (được trồng từ các địa phương trong tỉnh, tập trung tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), lễ hội còn có sự góp mặt của các sản phẩm trái cây đặc sản khác: Bưởi, quýt, chanh, hồng, ổi; các sản phẩm đặc sản, thủy hải sản, lâm sản, nông sản; các mặt hàng vật tư nông nghiệp, cây giống phục vụ sản xuất...
 
10.jpg
Lễ hội cam năm 2017
Tham gia lễ hội năm nay sẽ có các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất kinh doanh cam và nông sản có giá trị cao trong tỉnh Hà Tĩnh, tổ chức đoàn thể các địa phương tham gia trưng bày bán các sản phẩm tiêu biểu; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị, phân bón hữu cơ, công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc BVTV và thú y, thức ăn chăn nuôi, hoa cây cảnh; các nhà bán buôn, bán lẻ là các siêu thị, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia để kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; một số đơn vị tỉnh bạn tham gia gian hàng nông đặc sản.

Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh là dịp để giới thiệu, quảng bá, tôn vinh thương hiệu, chất lượng ngon nổi tiếng của cam Hà Tĩnh và một số nông sản, đặc sản của các địa phương đến với đông đảo người dân trong tỉnh, trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cam và các sản phẩm nông sản của tỉnh; kích cầu tiêu dùng cam và một số nông sản đặc sản của Hà Tĩnh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.

11.jpgTham gia lễ hội năm 2017 có 28 đơn vị, với 86 gian hàng đến từ các địa phương, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và đơn vị.

Việc tổ chức lễ hội là cơ hội cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh trao đổi kinh nghiệm, bảo tồn giống cây quý, chuyển giao KHKT, công nghệ áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng chế biến nông sản; tạo mối liên kết, kết nối chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản phẩm bền vững, đúng định hướng quy hoạch và chiến lược; nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và nhận dân ừong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng hóa; quảng bá sâu rộng về chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cam và các đặc sản nông sản Hà Tĩnh.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

Top