Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2019 | 13:2

Lệ Thủy phấn đấu về đích huyện NTM

Năm 2019, Lệ Thủy (Quảng Bình) phấn đấu bình quân đạt 16,4 tiêu chí/xã; có thêm 3 xã về đích NTM, đưa số xã đạt chuẩn NTM lên 19/ 26 xã và sớm đạt chuẩn huyện NTM.

cải-tạo-nâng-cấp-lại-vườn-theo-tiêu-chí-vườn-hộ-kiểu-mẫu-tại-xã-mỹ-thủy.jpg
Cải tạo, nâng cấp lại vườn theo tiêu chí Vườn hộ kiểu mẫu tại xã Mỹ Thủy.

 

Tập trung nguồn lực

Qua hơn 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM, hết năm 2018, Lệ Thủy có 4 xã về đích NTM, đưa số xã đạt chuẩn lên 16/26 xã. Toàn huyện đã huy động trên 220 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các tiêu chí NTM. Trong đó, ngân sách Trung ương và tỉnh là hơn 46,2 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 162 tỷ đồng và người dân đóng góp hơn 11 tỷ đồng...

Lệ Thủy có 26/26 xã đạt tiêu chí quy hoạch. Các chương trình, dự án mà huyện Lệ Thủy đang triển khai đã phát huy tính gắn kết như: Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân được quan tâm;  đầu tư nâng cấp, xây mới đạt chuẩn 51,27km đường giao thông các loại; 6,58km kênh mương đã được xây dựng, sửa chữa để phục vụ sản xuất; 17 công trình trường học, 6 nhà văn hóa được xây dựng, sửa chữa; lắp đặt 12.088m đường điện chiếu sáng; xây dựng 76 cổng chào và một số công trình khác như trạm y tế, nước sạch, chợ, điện...

Nhóm tiêu chí nâng cao chất lượng đời sống nông dân cũng được quan tâm đúng mức. Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 24.886ha; tổng sản lượng lương thực cả năm  99.292 tấn;  huyện có  138 trang trại, 64 HTX. Công tác phát triển ngành nghề nông thôn được huyện chỉ đạo thực hiện, trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển các khâu chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị…

Cùng với đó, Lệ Thủy đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 với các chuỗi giá trị: Khoai gieo, cà chua, cá lóc, dứa, mướp đắng, mật ong, tinh bột nghệ, nấm, dầu tràm, ớt, gạo sạch. Ngoài ra, huyện tiếp tục hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, cải tiến mẫu mã bao bì cho cho các sản phẩm nông sản như khoai gieo, dưa lưới, cam mật, mướp đắng, nén (hành tăm), tinh bột nghệ, gạo...

Công tác y tế, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, 100 % trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm; có 21/26 xã đạt tiêu chí về y tế, 100 % xã có tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 70%, trên 86,1% số hộ được công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa; 144/156 đơn vị, 176/191 thôn, bản được công nhận Danh hiệu Văn hóa qua hàng năm.

Công tác phổ cập giáo dục, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT thực hiện đạt hiệu quả.  Lệ Thủy đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp 5 lớp với 170 học viên tham gia, tổng kính phí dạy nghề là 350 triệu đồng, tập trung vào các lớp chủ yếu như nuôi ong, nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm.

Huyện có 23/26 xã đạt chuẩn về quốc phòng, an ninh...

Tiến tới huyện NTM

Năm 2019, Lệ Thủy phấn đấu có thêm 3 xã Văn Thủy, Ngư Thủy Nam và Hưng Thủy đạt chuẩn NTM và có 1 - 2 khu dân cư kiểu mẫu, tiến tới đạt huyện NTM. Đặc biệt, Lệ Thủy đang tập trung nguồn lực xây dựng các xã NTM kiểu mẫu để nhân rộng ra toàn huyện.

Lệ Thủy đặt mục tiêu đạt 427 tiêu chí (tăng thêm 12 tiêu chí so với năm 2018, số tiêu chí tăng bình quân đạt 1,2 tiêu chí/xã, tiêu chí bình quân đạt 16,4 tiêu chí/ xã); có 1 - 3 xã đạt xã NTM nâng cao, trong đó xây dựng 1 xã NTM kiểu mẫu; 1 - 2 khu dân cư đạt khu dân cư kiểu mẫu; 1 - 2 HTX kiểu mẫu; 10km đoạn đường kiểu mẫu và 30 - 40 vườn hộ mẫu.

Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Đặng Đại Tình cho biết: “Để đạt được mục tiêu đặt ra, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động XDNTM, phối hợp với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” giai đoạn 2016 - 2020; đẩy mạnh triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình XDNTM theo kế hoạch đề ra: rà soát quy hoạch XDNTM của các xã; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của trên; tích cực hơn nữa việc huy động vốn từ doanh nghiệp, HTX, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, xã hội khác; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình đảm bảo đúng tiến độ; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, đồng thời khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể làm tốt…”.

 

 

 

 

Nguyễn Trung Hiểu
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top