Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 10 năm 2018 | 14:13

Liên kết trong SX chè ở Tuyên Quang: Giảm chi phí, tăng năng suất

Sau 2 năm áp dụng mô hình liên kết trong sản xuất giữa các hộ trồng chè với Công ty CP Chè Mỹ Lâm, thu nhập của hàng trăm hộ dân ở 2 xã Mỹ Bằng, Phú Lâm (Yên Sơn - Tuyên Quang) tăng 40 - 50%.

che_tquang.jpg
Tổ bón phân thôn Quyết Thắng đang bón phân cho hộ tham gia mô hình liên kết.

 

Sau 2 năm áp dụng mô hình liên kết trong sản xuất giữa các hộ trồng chè với Công ty CP Chè Mỹ Lâm, thu nhập của hàng trăm hộ dân ở 2 xã Mỹ Bằng, Phú Lâm (Yên Sơn - Tuyên Quang) tăng 40 - 50%. Nông dân trở thành công nhân nông nghiệp nhưng vẫn làm chủ trên mảnh đất của mình.

Phương châm “3 cùng”

Năm 2016, Công ty CP Chè Mỹ Lâm bắt tay triển khai mô hình liên kết với 90 hộ trồng chè, diện tích 14,2ha. Các hộ tham gia được công ty cử cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản chè theo đúng tiêu chuẩn EU; các hộ thực hiện theo phương châm “3 cùng”: cùng sử dụng một loại phân, cùng chăm sóc, cùng phòng trừ sâu, bệnh hại (sử dụng cùng 1 loại thuốc BVTV theo từng thời điểm).

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp (Công ty CP Chè Mỹ Lâm), cho biết, muốn phát triển bền vững, sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ thực tế này, công ty nghiên cứu, tìm mô hình liên kết sản xuất mới, thay vì quan hệ mua - bán với người dân như trước.

Hiện nay, giữa công ty và người dân liên kết với nhau dựa trên việc phân công công việc cụ thể. Người dân được công ty trả lương để chăm sóc vườn chè của chính gia đình. Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm, điều kiện đầu tiên phải quản lý được chất lượng của phân bón và thuốc BVTV. Vì vậy, công ty cung ứng trước vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV), hướng dẫn người dân chăm sóc chè theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm chè búp tươi đạt tiêu chuẩn EU.

Các hộ trồng chè và công ty cùng thỏa thuận giá thu mua chè búp tươi ngay từ đầu năm, vì vậy, các hộ trồng chè không phải lo biến động của giá cả thị trường.

Mô hình liên kết mới

Trước đây, Công ty CP Chè Mỹ Lâm và người trồng chè liên kết với nhau thông qua hợp đồng khoán sản phẩm, công ty sẽ thu mua chè búp tươi cho người dân. Tuy nhiên, mối liên kết này còn nhiều hạn chế: Nông dân chỉ chú trọng đến việc nâng cao năng suất chè búp tươi để bán, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Người dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật gặp khó khăn, mua vật tư nông nghiệp giá cao hơn trong khi chất lượng thì không thẩm định được…; lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học để tăng năng suất, làm giảm chất lượng, phẩm cấp chè thành phẩm.

Hiện nay, Công ty CP Chè Mỹ Lâm thành lập các đội sản xuất, mỗi đội quản lý 40 - 50ha chè. Đội xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; trong đó, đội trưởng là người do công ty cử, chịu trách nhiệm điều hành chung kiêm giao nhận sản phẩm. Đội phó và Ban đại diện do các hộ dân có liên kết với công ty bầu ra. Đội phó chịu trách nhiệm giám sát sâu bệnh, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho chè, cấp phát vật tư và ghi chép sản lượng.

Ban đại diện sẽ thay mặt các hộ trồng chè đứng ra ký kết hợp đồng mua bán với Công ty và chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm chè búp tươi của đội mình trước công ty. Mỗi đội có các tổ dịch vụ: tổ bảo vệ thực vật (3 người) chuyên thực hiện phun thuốc BVTV khi có chỉ định của đội trưởng và cán bộ kỹ thuật của công ty; tổ đốn và thu hái chè (5 người); tổ bón phân (5 người). Thành viên của các tổ dịch vụ được công ty trả lương.

Chị Đào Thị Thương ở thôn Quyết Thắng (xã Mỹ Bằng) cho biết: Thực hiện mô hình liên kết với Công ty CP Chè Mỹ Lâm, người dân có nhiều thuận lợi. Toàn bộ vật tư phân bón, thuốc BVTV được công ty ứng trước cho các hộ; chè được chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật nên sản lượng tăng, ít sâu bệnh, hạn chế tối đa việc phun thuốc BVTV nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, mỗi tháng chỉ phải làm 8-10 công lao động/ha, giảm gần một nửa số ngày công  so với trước đây nên có thời gian làm các công việc khác để nâng  cao thu nhập cho gia đình…

“Gia đình hiện có 6.000m2 chè, tham gia mô hình liên kết sản xuất, sản lượng tăng từ 10,62 tấn lên 12,64 tấn”, chị Thương nói.

Công ty CP Chè Mỹ Lâm trao quyền tự chủ cho nông dân, các hộ tự quyết định chất lượng sản phẩm của mình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu bằng cách: Trong đội, các hộ giám sát chéo lẫn nhau trong việc thực hiện quy trình chăm sóc và sử dụng thuốc BVTV đúng chủng loại thuốc theo quy định của công ty, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hái; tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ. Mỗi lứa hái, công ty sẽ chọn ngẫu nhiên một số hộ tự lấy mẫu gửi sang kiểm tra, phân tích mẫu tại Trung tâm phân tích mẫu Eurofins -HamBurg (Đức) để phân tích và kết quả được  gửi lại cho hộ có mẫu gửi đi và đội trưởng của đội đó. Các hộ tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm chè búp tươi của mình.

Với hiệu quả thiết thực mà mô hình sản xuất mới mang lại, Công ty CP Chè Mỹ Lâm đã mở rộng liên kết lên 500 hộ với 273ha chè.

Ông Trần Văn Tuấn cho biết, sản phẩm chè của mô hình sản xuất mới vượt trội về mẫu mã và chất lượng (tăng 30% so với chè sản xuất theo mô hình cũ). Chè đảm bảo an toàn thực phẩm theo cam kết của công ty với đối tác (chủ yếu theo tiêu chuẩn của EU), giảm 50% lượng thuốc BVTV, giảm 25% chi phí thu hái chè. Chè đảm bảo chất lượng nên giá bán chè khô cao hơn, thị trường mở rộng hơn. Mô hình liên kết mới xây dựng được tính cộng đồng, đoàn kết và tác phong công nghiệp cho người nông dân.

 

 

Trần Thị Thường
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top