Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 6 năm 2018 | 20:27

Masan Group nằm trong nhóm những DN kinh doanh vượt trội tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan đã được Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư bình chọn là một trong Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam năm 2018.

top-40-final.jpg

Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam năm 2018 được triển khai trên cơ sở đo lường kết quả kinh doanh các công ty liên tiếp 3 năm, dựa vào 3 chỉ số tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu. Kết quả đo lường nhằm đánh giá khách quan năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Masan Group đang là nền tảng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Với lịch sử 22 năm phụng sự người tiêu dùng, hiện nay các sản phẩm của Masan đang ở vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành hàng tiêu dùng với hệ thống phân phối hiệu quả và rộng khắp với gần 300.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Hầu hết các công ty con và công ty liên kết của Masan Group dự đoán sẽ tăng trưởng hai chữ số trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất cho 6 tháng đầu năm 2018 của Tập đoàn kỳ vọng đạt mức 17.728 tỷ đồng, EBITDA đạt 5.058 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông công ty cho 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 229% so với Quý 1/2018.

Masan Consumer (“MCH”), công ty con của Masan Group, hiện đang đứng thứ hai ở Việt Nam về “số lần chọn mua” (“CRP”) theo báo cáo Brand Footprint 2018 của Kantar Worldpanel. MCH sở hữu 6 trên 10 thương hiệu mạnh về thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam, nhiều nhất trong ngành. Các nhãn hiệu quen thuộc của MCH như Chin-su, Nam Ngư… hiện đang được chọn mua nhiều nhất Top 4 thành phố tại Việt Nam nhờ vào chiến lược “premiumization” (cao cấp hóa danh mục sản phẩm) của MCH trong thời gian vừa qua. Bằng việc tái tập trung đầu tư vào xây dựng thương hiệu, MCH đã trở thành Top 2 công ty đầu tư xây dựng thương hiệu nhiều nhất Việt Nam trong Quý 1/2018 theo Kantar Media. Doanh thu quý 2/2018 của MCH dự kiến đạt 4.060 tỷ đồng, tăng 16% so với 3.485 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017.

Doanh thu của Masan Nutri-Science (“MNS”) trong Quý 2/2018 được dự báo sẽ tăng 9% lên 3.499 tỷ đồng so với Quý 1/2018, nhờ vào sự phục hồi của thị trường chăn nuôi. Giá heo hơi hiện đang ở mức khoảng 45.000/kg và đã duy trì mức trên 35.000/kg trong suốt một tháng vừa qua. Do giá heo tăng trở lại, các hộ chăn nuôi đã quay trở lại chế độ chăn nuôi chú trọng năng suất. Đây là điều kiện thuận lợi để MNS tăng thị phần với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp và trung cấp mang nhãn hiệu “Bio-zeem”.

Masan Resources (“MSR”) được kỳ vọng đạt tăng trưởng doanh thu thuần lên 1.895 tỷ đồng trong Quý 2/2018, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ 2017. Do nhu cầu lớn và nguồn cung hạn chế giúp duy trì giá vonfram ở mức cao, đồng thời tỷ lệ thu hồi vonfram cao hơn cũng đóng góp vào mức tăng trưởng hai chữ số của MSR.

Việc Techcombank, công ty liên kết của Masan Group, niêm yết thành công tại Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”), và trở thành ngân hàng đứng thứ hai thị trường về giá trị vốn hoá cũng sẽ đóng góp vào lợi nhuận của Masan Group trong Quý 2/2018. Techcombank cũng là một trong những ngân hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả hàng đầu, với tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (“ROE”) trên 20% và tỷ lệ chi phí/ thu nhập (“CIR”) dưới 40%.

 

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top