Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 8 năm 2018 | 10:0

Mặt hàng thịt của Mỹ đang dần mất chỗ đứng tại Trung Quốc

Một mục tiêu trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump là gây sức ép buộc Trung Quốc mua hàng Mỹ, nhưng với mặt hàng thịt mà hằng năm TQ nhập khẩu hàng triệu USD từ Mỹ thì nước này đơn giản có thể tìm nguồn cung từ những nơi khác.

 

Mặt hàng thịt của Mỹ đang dần mất chỗ đứng tại Trung Quốc. (Nguồn: Oklahoma Farm Report)
 


Các mức thuế trả đũa của Trung Quốc đối với thịt bò và thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ đang khiến cho các mặt hàng này trở nên đắt “một cách quá đáng.” 

Trước tình hình đó, các công ty nhập khẩu Trung Quốc đang chuyển hướng sang các nguồn cung cấp khác, và xu hướng này được dự đoán sẽ diễn ra ở cả các ngành hàng khác.

Bà Zhang Lihui, Giám đốc công ty thịt toàn cầu PMI Foods chi nhánh Thượng Hải, cho biết thay vì nhập khẩu thịt bò từ Mỹ, công ty này sẽ mua nhiều hơn từ Australia, Nam Mỹ và có thể nhập một ít từ Canada. 

Bên cạnh đó, PMI Foods cũng đã ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ sau khi các mức thuế của Bắc Kinh được ban hành hồi tháng trước đã đẩy giá mặt hàng này tăng cao.

Công ty thương mại quốc tế Shanghai Xinshangshi International Trade Co đã nhập khẩu 40 triệu USD thịt bò và thịt lợn từ Mỹ trong năm 2017 và đã có dự định sẽ nâng con số này lên 100 triệu USD trong năm nay. Nhưng vì cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Tổng giám đốc Xu Wei cũng đang chuyển hướng sang châu Âu, Australia và Nam Mỹ.

Theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Mỹ, nước này xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 140 triệu USD thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm phụ có liên quan trong tháng Sáu trước khi Bắc Kinh áp thuế trả đũa, chiếm khoảng 10% tổng lượng thịt bò và thịt lợn xuất khẩu của Mỹ.

Ông Julian Evans-Pritchard, một chuyên gia kinh tế của công ty Capital Economics, cho biết Trung Quốc rõ ràng đang nhắm vào các mặt hàng nhập khẩu như thịt, đậu tương, lúa mỳ và các sản phẩm hóa dầu, những mặt hàng có thể được thay thế dễ dàng trên thị trường toàn cầu. 

Theo các chuyên gia thương mại, nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Mỹ sang Trung Quốc, như máy bay của Boeing và ôtô do Mỹ sản xuất, đang bị đe dọa khi Trung Quốc có thể mua máy bay của Airbus và nhập khẩu ôtô từ châu Âu và Nhật Bản.

Thậm chí mặt hàng đậu tương, một yếu tố đòn bẩy chủ chốt của Mỹ do kim ngạch nhập khẩu khổng lồ của Trung Quốc, cũng không phải là không thể thay thế được. 

Người đứng đầu công ty thương mại ngũ cốc quốc doanh Cofco của Trung Quốc cho biết đang xem xét tăng cường nhập khẩu đậu tương từ Brazil, và các loại ngũ cốc khác từ các nước khác như Ukraine và Nga./.
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top