Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 2 năm 2018 | 10:41

Mía đường lại kêu cứu

Giá đường trong nước đang ở mức rất thấp nhưng lại khó tiêu thụ do bị hàng ngoại nhập lậu lấn lướt trên sân nhà.

Ông Nguyễn Văn Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết lượng đường tồn kho trong cả nước hiện nay trên 300.000 tấn. Trong đó, Công ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) tồn khoảng 30.000 tấn vừa được Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kêu gọi "giải cứu". Đây là tình trạng chung của nhiều nhà máy đường (NMĐ) khi việc tiêu thụ không hề dễ dàng.

Cạnh tranh không lại đường nhập lậu

Tại cuộc họp đầu năm Mậu Tuất mới đây, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh mua "giải cứu" lượng đường tồn kho của Casuco.

Theo ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Casuco, nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do tâm lý giao thời về hội nhập ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN) khiến thuế suất nhập khẩu đường từ ASEAN về Việt Nam xuống 0% nên các đại lý không dám trữ hàng vì lo sợ đường ngoại có giá rẻ sẽ ồ ạt tràn vào. Việc này khiến doanh nghiệp (DN) phải chịu thêm áp lực kho bãi chứa hàng. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất hiện nay vẫn là tình trạng đường nhập lậu mà các cơ quan chức năng chưa xử lý được.

 

Mía đường lại kêu cứu - Ảnh 1.

Đường lậu hoành hành trên tuyến biên giới Tây Nam ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ đường trong nước Ảnh: Thốt Nốt

 

"Tình trạng buôn lậu tràn lan đã làm cho việc tiêu thụ đường trong nước gần như tê liệt. Hiện giá đường nội đã giảm còn 12.000 đến 12.500 đồng/kg nhưng vẫn khó bán. Trong khi đường lậu từ Thái Lan đang "hoành hành" ngoài thị trường chỉ 11.500 đồng/kg. Nếu các cơ quan chức năng làm tốt việc ngăn chặn buôn lậu trong vòng 1 tháng thì lượng đường tồn kho trong nước sẽ không còn" - ông Hùng nêu.

Ông Nguyễn Văn Hải cho biết đường nhập lậu triền miên mấy năm nay với giá bán rẻ là mối đe dọa và gây khó khăn cho ngành đường trong nước. "Chúng tôi kiến nghị rất nhiều năm nay và phối hợp với nhiều cơ quan chức năng của nhà nước nhưng vẫn không dẹp được. Giá đường xuống thấp thì tất nhiên nhà máy đường mua mía giá thấp cho nông dân, từ đó nông dân có tâm lý chuyển đất trồng mía sang các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn" - ông Hải phân tích.

Cần chính sách vĩ mô

Theo ông Nguyễn Văn Hải, sở dĩ đường của Thái Lan có giá cạnh tranh và rẻ hơn đường trong nước do Chính phủ nước này có chính sách vĩ mô cho ngành mía đường. Cách đây nhiều năm, Thái Lan ban hành Luật Mía đường và quy hoạch ngành. Mục đích để ngành mía đường Thái Lan phát triển, với ưu tiên hàng đầu bảo vệ người trồng mía, kế đến là nhà máy đường và cuối cùng là người tiêu dùng. "Thái Lan ấn định giá mía, giá đường, bảo đảm những người tham gia có lợi ích, người dân không bao giờ mua đường giá cao do họ không có đường nhập lậu" - ông Hải thông tin.

Trong khi đó, GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc ngành mía đường trong nước khó tiêu thụ hàng hóa là do giá thành sản xuất còn cao nên luôn chịu sự cạnh tranh với các loại đường có xuất xứ từ Thái Lan hoặc Brazil. Từ khi các nhà máy đường trong nước được cổ phần hóa, việc "trông chờ, ỷ lại" vào sự hỗ trợ của nhà nước đã giảm. Tuy nhiên, chính vì vậy mà DN chỉ chú trọng lo cho quyền lợi của mình và các cổ đông mà quên đi người trồng mía. "Đây là lúc DN nên nghĩ về sự hài hòa lợi ích giữa các bên để cùng nhau vượt qua khó khăn cũng như có đủ sức cạnh tranh với các nước sản xuất đường lớn trên thế giới" - GS-TS Võ Tòng Xuân khuyến nghị.

Ông Nguyễn Văn Hải phân tích: "Chính sách nông nghiệp của nước ta đối với cây mía, nông dân không được hưởng bao nhiêu so với Thái Lan. Trong khi đó, kỹ thuật canh tác kém, sản xuất manh mún, không cơ giới hóa được… dẫn đến năng suất và chất lượng kém hơn, làm giá thành mía cao nên đẩy giá đường cao, khó cạnh tranh với đường Thái Lan".

Để chấm dứt tình trạng này, theo GS-TS Võ Tòng Xuân, chỉ áp dụng kỹ thuật mới thì nông dân và nhà máy đường mới có lợi nhuận vì chạy được nhiều đường với chi phí thấp. Từ đó, giá thành sản xuất cho mỗi kg đường không phải 12.000-13.000 đồng như hiện nay mà có thể chỉ còn từ 8.000-9.000 đồng/kg. Khi đó, đường cát Thái Lan cũng không còn "cửa" tràn vào nội địa vì đường Việt Nam đã ngon mà còn rẻ hơn. "Phần còn lại là nhà nước thực hiện việc miễn, giảm thuế cho người trồng mía, người chế biến và cả người tiêu dùng tại các siêu thị để tăng thêm tính cạnh tranh vì hàng lậu không chịu thuế" - hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ kiến nghị. 

 

Chung tay làm ăn lớn

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, ngay cả khi Thái Lan nhập khẩu hàng theo đường chính ngạch thì đường cát của Việt Nam cũng không thể cạnh tranh nổi và chịu thua thiệt trên sân nhà, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN cho phép nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản trong khối với thuế suất bằng 0. Do đó, DN cần xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn từ ruộng đất của nông dân và hướng dẫn họ trồng mía theo đúng kỹ thuật để có sản phẩm đồng nhất về chất lượng, giá cả cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì mới có thể tồn tại được.

 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top