Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2019 | 11:37

Mô hình nuôi vịt siêu thịt ở Long An

Nhằm giới thiệu các dòng vịt siêu thịt mới phục vụ cho ngành chăn nuôi, TT Dịch vụ nông nghiệp Long An triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt siêu thịt bố mẹ V52, V57” do TT Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA chủ trì.

 

vit_la.jpg
Vịt giống 1 ngày tuổi được hỗ trợ cho người dân tham gia mô hình.

 

Dự án được thực hiện từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2020 ở 2 xã An Nhựt Tân và Lạc Tấn (huyện Tân Trụ), quy mô 3.000 con vịt 1 ngày tuổi cho 8 nông hộ. Mỗi xã có 4 hộ tham gia, bình quân mỗi hộ nuôi 375 con vịt, trong đó có 320 con vịt mái V57 và 55 con vịt trống V52. Giống vịt do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA cung cấp.

Ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Long An đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương khảo sát chọn lựa nông hộ trên cơ sở nông hộ tự nguyện tham gia, chưa nhận vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các nội dung như dự án. Để tham gia Dự án, yêu cầu các nông hộ phải có kinh nghiệm trong nuôi vịt bố mẹ siêu thịt; đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, chuồng trại, ao hồ chăn thả; cam kết đầu tư vốn; ghi chép, theo dõi đàn vịt đầy đủ; tham dự tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật theo quy định của dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát; tích cực tuyên truyền quảng bá, hướng dẫn nông dân khác có nhu cầu học hỏi, tham quan mô hình.

Nông hộ tham gia dự án được hỗ trợ 50% con giống, thức ăn, thuốc thú y, tương ứng mức hỗ trợ cho 8 hộ như sau: 1.500 con vịt giống, 88.500kg thức ăn (9.000kg thức ăn vịt con, 24.000kg thức ăn vịt hậu bị, 55.500kg thức ăn vịt đẻ), thức ăn được cấp từng đợt theo giai đoạn phát triển của vịt; 24 triệu đồng tiền thuốc thú y (bao gồm thuốc sát trùng chuồng trại, thuốc kháng sinh, vắc-xin), tất cả đều cấp bằng vật tư. Ngoài ra, nông hộ còn được tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trên vịt cũng như hướng dẫn ghi chép sổ sách theo dõi đàn vịt trong suốt quá trình khai thác trứng.

Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Long An sẽ tiếp tục theo dõi, thực hiện các hoạt động tập huấn cho nông hộ chăn nuôi vịt khác không có điều kiện tham gia dự án, tổ chức hội thảo, tham quan để giới thiệu rộng rãi đến các hộ chăn nuôi vịt trong vùng.

 

 

Trần Thị Lệ Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

  • Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn

    Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn

    Bến Tre: Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 19/04/2024 Ngày cập nhật: 20/4/2024 English Tiếng Việt Mỹ Thạnh An là xã ngoại ô của TP. Bến Tre, nằm cặp sông Bến Tre. Toàn xã có 7 ấp, 115 tổ nhân dân tự quản (NDTQ), 3.055 hộ dân, với 10.297 nhân khẩu. Người dân thu nhập chủ yếu từ trồng bưởi và dừa. Hiện tại, tổng diện tích canh tác bưởi da xanh của toàn xã khoảng 50ha. Hội Nông dân xã Mỹ Thạnh An có 7 chi hội, 45 tổ hội nông dân và tổ hội nghề nghiệp với 603 hội viên.

Top