Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 7 năm 2010 | 1:43

Mong manh những con đê trước mùa mưa bão: “Thuốc” nào trị bệnh?

Hải Dương: Khai thác cát bất chấp lệnh cấm

Tuy nhiên, tình trạng trên làm, dưới phá vẫn diễn ra khiến các ngành chức năng phải đau đầu tìm giải pháp ứng phó.

Hình trạng trên làm, dưới phá, vi phạm pháp luật về hành lang an toàn đê điều đã trở thành vấn nạn nhức nhối ở nhiều địa phương. Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra tràn lan trên nhiều hệ thống sông, đã kéo theo hệ lụy làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ sông và hệ thống đê điều ven sông. Thêm vào đó, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn các tuyến đê, người dân đua nhau làm nhà, dựng lều quán, chuồng trại, chăn thả gia súc, đào hố đóng gạch, ngói ngay trong hành lang bảo vệ thân đê đã khiến những con đê vốn đã mỏng manh càng thêm yếu ớt.

Hệ thống đê điều không được bảo vệ đã ảnh hưởng trực tiếp tới vai trò ngăn lũ và sự điều tiết nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều đoạn đê chính, đê bao bị vỡ, nứt, gây lụt lội, để lại hậu quả nặng nề. Một vấn đề rất đáng lo ngại là chất lượng thi công kè, đập và mặt đê ở nhiều nơi chưa bảo đảm.

Một tình huống khó khăn hơn trong quá trình đối phó với mưa lũ là diễn biến phức tạp của thiên tai rất khó lường, khiến các địa phương thường bị động trong phòng chống bão, lũ dù đã có sự chuẩn bị. Bởi vậy, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho những con đê trước mùa mưa bão nhằm đảm bảo cuộc sống dân sinh luôn là vấn đề nóng ở các địa phương.

Theo ông Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên kiêm Phó trưởng ban Chỉ huy PCLB tỉnh, ngay từ năm 2009, công tác chuẩn bị, phòng chống thiên tai như củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo, dự báo; tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng công trình phòng, chống, lụt, bão; đẩy nhanh tiến độ tu bổ đê, kè, cống, hồ đập, các công trình giao thông đã được các ban, ngành chủ động làm tốt theo phương châm 5 tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, kinh phí và hậu cần); thường xuyên bổ sung phương án phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, tỉnh kiểm tra toàn bộ hệ thống các công trình đê điều, hồ thuỷ lợi, giao thông, xây dựng và các khu kinh tế trọng điểm trên địa bàn, nhất là các tuyến đê trọng điểm. Ban chỉ huy PCLB tỉnh cũng đề ra 10 nhiệm vụ cho các địa phương, phân công cụ thể trách nhiệm cho các ngành, các cấp thực hiện tốt hơn công tác PCLB, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động đối phó với bão, lũ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tại Hà Nội, công tác tu bổ đê và PCLB đã được tiến hành từ lâu với sự đầu tư lớn. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư 2 dự án tu bổ đê chống lũ thường xuyên và duy tu trên địa bàn thành phố với tổng kinh phí 34 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố cũng đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho các quận, huyện trong công tác PCLB. ở mỗi vị trí đê xung yếu, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đều chỉ đạo Chi cục Đê điều và PCLB chuẩn bị những phương án cụ thể. Tuy nhiên, ông Đỗ Đức Thịnh, Chánh văn phòng ủy ban PCLB Hà Nội cho biết: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, những tình huống bất ngờ và khó lường đều có thể xảy ra trong mùa mưa bão, vì vậy công tác PCLB của thành phố vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn”.

Ông Vũ Văn Tú, Phó cục trưởng Cục Quản lý đê điều và PCLB Trung ương cho biết: “Ngoài việc các địa phương có đê cần quan tâm triển khai các phương án PCLB, năm nay chúng tôi đã phân công trách nhiệm cho lãnh đạo tỉnh, thành phố, các cấp, ngành trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm đối với từng công tác chuẩn bị cụ thể”.

Ông Tú cũng khuyến cáo: “Công tác PCLB cần thiết phải có sự tham gia của nhân dân để giảm thiểu tai họa. Người dân trong vùng ảnh hưởng cần có trách nhiệm với cộng đồng, chủ động làm tốt các biện pháp phòng chống bão lũ, không thể trông chờ người khác đến cứu”.

Ban chỉ huy PCLB Trung ương cảnh báo, có những đặc thù thời tiết mà chúng ta cần hết sức cảnh giác. Không loại trừ khả năng bão lũ sẽ tập trung muộn vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Vì thế, các bộ, ngành và các địa phương phải hết sức cảnh giác, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chuẩn bị đối phó với bão lũ.

Đặc biệt, đê điều là các công trình bằng đất, thường xuyên ngâm nước. Cho nên nếu lại bị ngâm lũ lâu dài và gặp bão thì dễ có nguy cơ xảy ra tai họa. Trong điều kiện hiện nay, các cửa sông và vùng châu thổ là những nơi tập trung mật độ dân cư rất cao, tập trung đông các cơ sở kinh tế quan trọng. Cho nên, không thể để xảy ra chuyện gì gây mất an toàn về đời sống, suy sụp kinh tế và biến động an ninh xã hội.

Năm nay, khi hồ thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, chúng ta sẽ có thêm dung tích 7 tỉ m3 để cắt lũ hạ du, ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào các vùng phân lũ, chậm lũ.

Thành Vinh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top