Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 2 năm 2018 | 19:1

Năm 2018, rau quả tiếp tục thử sức ở những thị trường có giá trị cao

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, năm nay sẽ hoàn thiện các thủ tục xúc tiến thương mại xuất khẩu chôm chôm vào thị trường Hàn Quốc và New Zealand.

Theo đó, năm 2018, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp tục mở cửa những thị trường có giá trị kinh tế cao.

Cùng với các địa phương, Cục sẽ hướng dẫn xây dựng các mô hình sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn sản xuất Nông nghiệp sạch VietGAP, GlobalGAP để cải thiện năng suất, chất lượng nông sản. Đồng thời, thu hút doanh nghiệp tham gia kết nối với các hợp tác xã, nông dân xây dựng chuỗi liên kết, từ vùng trồng đến chế biến, xuất khẩu…

nam 2018 rau qua tiep tuc thu suc o nhung thi truong co gia tri cao  ​ hinh 1

Chôm chôm hướng tới thị trường Hàn Quốc và New Zealand. 

 

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng, “dư địa” và cơ hội của ngành rau quả còn rất lớn trong thời gian tới, tuy nhiên để phát huy thế mạnh về xuất khẩu rau quả, thâm nhập những thị trường với giá trị kinh tế cao, doanh nghiệp và nông dân cần lưu ý đến vấn đề dịch hại và an toàn thực phẩm: “Để mở cửa thị trường phải giải quyết 2 rào cản chính là kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với những sản phẩm rau củ quả.

Bộ NN-PTNT cũng như các đơn vị trực thuộc tiếp tục phối hợp và hướng dẫn về mặt chuyên môn về kỹ thuật cho các địa phương qua đó đánh giá kiểm tra và công nhận cấp mã số vùng trồng cho những địa phương có các loại trái cây xuất khẩu.

Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp được gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải. Chúng tôi đang phối hợp với các địa phương tiếp tục mở rộng cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu”.

Năm 2017, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 3,45 tỉ USD, vượt qua mặt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và cà phê. Sự phát triển vượt bậc ngành rau quả thời gian qua nhờ đã khai thác được tiềm năng về chủng loại giống cây ăn trái đa dạng và phong phú, lựa chọn được từng loại cây ăn quả là thế mạnh của từng vùng cụ thể trên cả nước./.

Minh Long

 

Ý kiến bạn đọc
  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    Xác định xây dựng mã số vùng trồng, trồng trọt theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông sản tăng sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV-TT) tỉnh Thanh Hoá đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Top