Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 12 năm 2017 | 3:54

Năm 2020, phấn đấu xuất khẩu thuỷ sản đạt từ 8-9 tỷ USD

Ngày 15/12, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị triển khai Luật thuỷ sản 2017 và Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững (2016-2020).

 Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị nhằm sơ kết, đánh giá lại chất lượng phát triển thuỷ sản và hoạt động, công tác, quản lý chỉ đạo phát triển thuỷ sản trong thời gian qua; triển khai Chương trình mục tiêu phát triển thuỷ sản bền vững trong giai đoạn tới và những nội dung mới trong Luật thuỷ sản 2017.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, giai đoạn 2010-2017 giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,8%/năm. Giá trị tổng sản phẩm thuỷ sản (GDP) dự kiến đạt tốc độ 4,5%/năm; tổng lượng khai năm 2017 dự kiến đạt 7,1 triệu tấn.

Nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo đã có những bước phát triển đáng kể. Từ diện tích nuôi biển đạt 38.880 ha, sản lượng 156.682 tấn vào năm 2010, đến năm 2016 đã đạt 283,3 nghìn ha, sản lượng 324 nghìn tấn, tăng 97,3 % .

Trong giai đoạn 2012 - 2017, có khoảng 171 tấn và 4,5 triệu con giống thủy sản đã được thả vào các vùng biến, thủy vực tự nhiên, hồ chứa thả tập trung vào các loài có giá trị kinh tế và các loài cả bản địa quý, mem… nguy cơ tuyệt chủng. Hàng triệu con tôm sú, điệp đã được thả tại các địa phương như Bạc Liêu, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nam Định…

Đã có 83 cảng cá được đầu tư nâng cấp và mở rộng; đầu tư hoàn thành 40 khu neo đậu tránh trú bão với công suất khoảng 42.131 tàu neo đậu. Hiện, đang thực hiện đầu tư 23 khu neo đậu tránh trú bão với công suất khoảng 11.170 tàu neo đậu.

Tính đến ngày 30/10 toàn quốc có trên 109.586 tàu cá, đã có 9.000 tàu cá được quản lý thông qua giám sát hành trình hoạt động do được lắp đặt hệ thống thiết bị liên lạc được lắp đặt trên tàu và trạm bờ.

Đã có 925 tàu đóng mới, thay thế (349 tàu cả vỏ thép, 78 tàu cả vỏ composite, 498 tàu cả vỏ gỗ), 130 tàu nâng cấp (chủ yếu là tàu vỏ gỗ) được hỗ trợ theo Nghị định 67.

Trong khai thác hải sản, đã tiến hành sản xuất thử nghiệm ứng dụng công nghệ bể hạ nhiệt có gắn thiết bị lạnh phục vụ bảo quân cho tàu câu cá ngừ; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm tăng trên 30% so với quy trình hiện tại đối với tàu đánh bắt xa bờ.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Quốc hội vừa họp và đã thông qua Luật thuỷ sản. Đây là một bộ luật chi tiết hơn so với 2013 và nó đáp ứng được yêu cầu hiện nay, đặc biệt trong điều kiện xuất khẩu thuỷ sản hiện đang gặp nhiều rào cản kỹ thuật. Một trong những rào cản kỹ thuật đó là “thẻ vàng” của EC, cảnh báo đối với chúng ta vào ngày 23/10 và rất nhiều thị trường khác đòi hỏi chúng ta có nhiều giải pháp để thực hiện.

 Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, Bộ NN&PTNT đã triển khai nội dung Chương trình phát triển thuỷ sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành thuỷ sản, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân hàng năm đạt 6,0%; tổng sản lượng thuỷ sản đạt từ 6,5-7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt từ 8-9 tỷ USD; chủ động sản xuất được trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực; 100% giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra là giống sạch bệnh; 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực đạt chứng nhận VietGAP hoặc tương đương; công suất cảng cá tăng thêm khoảng 350.000 tấn hàng qua cảng/năm; công suất neo đậu tăng thêm khoảng 15.000 tàu; tàu cá khai thác vùng khơi được cung cấp bản tin dự báo ngư trường…

                                                                                     Hải Yến

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top