Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 6 tháng 7 năm 2015 | 1:25

Nam Định: “Nhập nhèm” tiền hỗ trợ dân

Tân Khánh (Vụ Bản) là một trong 4 xã, thị trấn của tỉnh Nam Định được chọn để thực hiện Quyết định 193/2006/QĐ-TTg và Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do…  Theo đó, xã có 150 hộ được hỗ trợ, trong đó 69 hộ được hỗ trợ đợt 1 với 10 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, theo người dân phản ánh, họ chỉ nhận được 1 triệu đồng, còn 9 triệu đồng phải “tự nguyện” ủng hộ lại xã để làm các công trình phúc lợi.

Ông Phan Văn Đáp, Chủ tịch UBND xã Tân Khánh trong buổi làm việc với PV.

Được tin có chương trình hỗ trợ tiền giãn dân của Chính phủ, người dân xã Tân Khánh rất vui  vì hầu hết họ là những hộ nghèo, tuy nhiên, khi đến nhận tiền, nhiều người mới “ngã ngửa” khi biết thực chất số tiền được nhận chỉ bằng 1/10 số tiền được hỗ trợ.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Phan Văn Đáp, Chủ tịch UBND xã Tân Khánh, thừa nhận có việc đó xảy ra: Đây là chương trình hỗ trợ giãn dân của Chính phủ, theo quy định, mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng nhưng họ chỉ nhận 1 triệu đồng, còn 9 triệu đồng “tự nguyện” nộp lại cho xã. Cả xã có 150 hộ trong diện này nhưng lần 1 chỉ hỗ trợ cho 69 hộ. Khi được hỏi tại sao xã lại nhận được hỗ trợ từ chương trình này, các hộ dân có thuộc đối tượng được hưởng lợi của dự án không, ông Đáp thẳng thắn: Nếu đúng ra xã và người dân không nằm trong diện hưởng lợi của dự án, vì muốn có các công trình và tốt cho dân nên xã mới “xin” được dự án này, số tiền “tự nguyện” của dân xã đã nộp vào Kho bạc Nhà nước làm phần đối ứng để xây dựng nhà máy nước. Cũng theo ông Đáp, ở xã khác, số hộ còn nhiều hơn nên “nếu xã có sai thì cả cấp trên cũng sai”(?!).

Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng là đúng đắn, hợp  lòng dân nhưng một số địa phương của tỉnh Nam Định lại làm sai đối tượng thụ hưởng. Thiết nghĩ, để quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng, đề nghị các cấp có thẩm quyền rà soát chặt chẽ từng đối tượng, từng địa phương..., tránh tình trạng sử dụng tiền ngân sách không đúng, gây thất thoát, lãng phí.

Trung Hiếu

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top