Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 8 năm 2018 | 14:21

Ngân hàng giảm phí để khách hàng hưởng lợi

Ngân hàng điện tử (e-banking) ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động giao dịch của doanh nghiệp cũng như đời sống của người tiêu dùng cá nhân.

Đặc biệt, e-banking đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi Việt Nam hiện đứng trong top 20 quốc gia có dân số sử dụng internet nhiều nhất tại châu Á; trong đó 62% người dùng internet mua sắm trực tuyến (theo Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông). Tuy nhiên, việc “phổ cập” e-banking với một trong những mục tiêu cơ bản: thanh toán không dùng tiền mặt vẫn gặp không ít rào cản, tại sao vậy?

nhdt_dieu-chinh-tang-han-muc-va-giam-phi-giao-dich-01.jpg
 

Tiện lợi, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn e ngại về chi phí

Lợi ích từ việc thanh toán không dùng tiền mặt có lẽ không cần bàn cãi, đó là sự nhanh chóng, an toàn nhất là với các giao dịch có giá trị lớn hay khoảng cách địa lý xa xôi. Người sử dụng các phương thức thanh toán điện tử có thể tránh được rất nhiều rủi ro như tiền mặt bị mất cắp, bị hư hỏng, đồng thời có thể thực hiện và quản lý giao dịch một cách chuẩn xác, dễ dàng.

Theo khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Tổ chức thẻ Visa thực hiện vào tháng 10/2016, có 70% người tham gia khảo sát cho biết ưa chuộng phương thức thanh toán điện tử hơn so với phương thức thanh toán truyền thống. Điều này cũng giải thích vì sao gần 30% số người được hỏi lựa chọn mang ít tiền mặt hơn so với thời điểm cách đây 5 năm.

Còn theo “Báo cáo về Dịch vụ ngân  hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và Xu hướng tại Việt Nam” thực hiện bởi IDG Vietnam năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian với 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với 21% theo khảo sát năm 2015. 

Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo trên, trong số những người đang sử dụng e-banking vẫn có 32% ý kiến không hài lòng với kênh giao dịch này. Khi đươc hỏi về lý do, phí dịch vụ cao được coi là yếu tố đầu tiên khiến khách hàng e ngại khi đến với dịch vụ e-banking, tiếp sau đó là thời gian xử lý chậm, lỗi giao dịch, dịch vụ khách hàng thiếu chuyên nghiệp và rủi ro bảo mật thông tin.

Như vậy, gỡ bỏ được rào cản về phí giao dịch, Ngân hàng sẽ tạo thêm động lực để khách hàng tìm đến và khai thác hiệu quả e-banking như chính mục đích phát triển ban đầu.

minh-hoa_bac-a-bank.jpg
 

Ngân hàng giảm phí vì lợi ích khách hàng

Đứng trước bài toán này, nhiều ngân hàng đã có động thái điều chỉnh biểu phí để giảm thiểu chi phí phát sinh trên giao dịch của khách hàng. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) mới đây đã áp dụng một loạt các thay đổi nổi bật như Miễn phí đăng ký và sử dụng Internet Banking & Mobile Banking, Miễn phí chuyển khoản nội bộ qua Internet Banking & Mobile Banking. Đặc biệt, BAC A BANK giảm 50% phí chuyển tiền liên ngân hàng, với mức phí tối thiểu chỉ còn 5.000 đồng/giao dịch (chưa VAT) dành cho khách hàng cá nhân và 10.000 đồng/giao dịch (chưa VAT) dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng cao của khách hàng, BAC A BANK cũng điều chỉnh tăng hạn mức giao dịch trên Internet Banking và Mobile Banking, cụ thể là áp dụng hạn mức mới về số tiền giao dịch/ lần giao dịch và số tiền giao dịch/ ngày giao dịch dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đối với các tính năng: Chuyển khoản nội bộ, Chuyển khoản liên ngân hàng, Thanh toán hóa đơn/ nạp tiền và Mở sổ tiết kiệm trực tuyến.

Để thay đổi hạn mức tùy biến theo nhu cầu cá nhân, khách hàng chỉ cần thực hiện thao tác tự cài đặt đơn giản trên Internet Banking và BAC A BANK sẵn sàng hỗ trợ hoàn tất thủ tục nếu khách hàng có nhu cầu nâng hạn mức cao hơn quy định.

Với cam kết không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động để cung cấp trải nghiệm dịch vụ thuận tiện nhất, Ngân hàng triển khai chương trình “Chọn BAC A BANK, Nhận ưu đãi lớn” đến hết ngày 31/12/2018 dành cho 7.000 khách hàng đầu tiên đăng ký sử dụng mới dịch vụ thẻ - tài khoản - ngân hàng điện tử của BAC A BANK với mức tặng 50.000 đồng vào tài khoản thanh toán.

Để tham gia Chương trình, Khách hàng cần cùng lúc Mở tài khoản thanh toán lần đầu (*) với số dư tối thiểu 50.000 đồng; Phát hành mới thẻ ATM - đảm bảo trạng thái thẻ được kích hoạt và Đăng ký - kích hoạt dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chương trình hướng tới những khách hàng lần đầu trải nghiệm dịch vụ thẻ - tài khoản của BAC A BANK, do đó chỉ áp dụng đối với Khách hàng chưa có mã khách hàng (CIF) tại BAC A BANK hoặc Khách hàng đã có mã CIF tại BAC A BANK nhưng chưa có tài khoản thanh toán. Tài khoản được ghi nhận khi mã CIF chưa từng được sử dụng để phát hành, liên kết đến bất kỳ loại thẻ, tài khoản Ngân hàng điện tử nào của BAC A BANK trước đó. Mỗi khách hàng chỉ được quyền nhận thưởng tối đa 01 (một) lần trong Chương trình.

Trong xu thế tiêu dùng thông minh, việc sử dụng đồng bộ thẻ - tài khoản của BAC A BANK sẽ cho khách hàng sự trải nghiệm trọn vẹn vê dịch vụ ngân hàng hiện đại, giúp khách hàng chủ động quản lý tài chính cùng với nhiều tính năng vượt trội. Chi tiết xin vui lòng liên hệ các chi nhánh/ phòng giao dịch của BAC A BANK hoặc Tổng đài CSKH 1800 588 828 (miễn phí).

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top