Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 5 năm 2018 | 21:20

Ngành mía đường phản đối áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Hiệp hội mía đường vừa chính thức có văn bản phản đối đề xuất của Bộ Tài chính về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 10% đối với mặt hàng nước giải khát.

Theo dự thảo sửa đổi 5 luật thuế (trong đó có luật thuế TTĐB) được Bộ Tài chính hoàn thiện và đưa ra lấy ý kiến từ cuối năm 2017, Bộ Tài chính đề xuất các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế TTĐB 10%, đồng thời nâng thuế giá trị gia tăng (GTGT) thêm 2%, áp dụng từ năm 2019.

Lý do được Bộ Tài chính viện dẫn cho đề xuất này là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ngay khi được đưa ra lấy ý kiến, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của các hiệp hội, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

Ngành mía đường phản đối áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt - Ảnh 1.

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt có đường

 

Mới đây nhất, Hiệp hội mía đường đã lên tiếng, cho rằng cần xem xét lại đề xuất này một cách thấu đáo và toàn diện.

Theo Hiệp hội mía đường, áp thuế TTĐB đối với nước ngọt không phải là một thực tiễn phổ biến trên thế giới và trong khu vực. Số lượng các quốc gia áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống nói chung bao gồm đồ uống có đường và không có đường, chiếm khoảng 25% trong số các quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, tác động của việc áp dụng chính sách thuế TTĐB trong việc cải thiện về sức khỏe cho người tiêu dùng, cụ thể là giảm t lệ béo phì hay tiểu đường chưa được khẳng định ở bất kỳ quốc gia nào. 

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia áp dụng thuế TTĐB ở khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn có tỉ lệ béo phì tăng liên tục trong những năm qua. Các chuyên gia về thuế hay về sức khỏe cũng không bảo đảm được rằng việc tăng thuế đối với nước ngọt sẽ làm giảm tỉ lệ người béo phì hay tiểu đường, vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh này. Ngoài ra, việc tăng thuế chưa chắc đã dẫn đến giảm tiêu thụ nước ngọt ở khu vực thành thị, nơi tập trung nhiều người có thu nhập cao hoặc trung bình và có khả năng chi trả cho các sản phẩm phổ thông như nước ngọt dù giá có tăng lên.

Chính vì những lý do đó, Hiệp hội mía đường đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc áp thuế TTĐB, tăng thuế GTGT đối với đồ uống có đường. Đồng thời, cần có khảo sát đánh giá toàn diện, đầy đủ, thấu đáo tác động của chính sách này đối với ngành mía đường trong nước và ngành sản xuất nước giải khát và người tiêu dùng cũng như kinh tế - xã hội.

Song song đó, cần kiểm soát chặt và không cho dùng sản phẩm đường lỏng HFCS là nguyên liệu sản xuất đồ uống để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là kiểm soát bệnh tiểu đường và béo phì.

Cũng phản đối đề xuất tăng thuế TTĐB đối với nước ngọt có đường lên 10%, trước đó, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát cho biết nếu áp thuế TTĐB 10% với nước ngọt, cộng thêm thuế GTGT tăng từ 10% lên 12%, thuế GTGT với đường tăng từ 5% lên 6% thì giá thành của nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất là 12%. Doanh nghiệp ngành hàng này sẽ khó cạnh tranh và nguy cơ phải giảm quy mô sản xuất. 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top