Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2018 | 11:17

Nghệ An: Chưa có phép, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động

Tuy chưa có bất cứ giấy tờ, thủ tục gì nhưng Trạm trộn Bê tông Phủ Quỳ (xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) vẫn ngang nhiên hoạt động khiến dư luận bức xúc.

Những ngày gần đây, đi trên Quốc lộ 48 qua khu vực cầu Cạn, xã Đồng Hợp, không khỏi bất ngờ khi thấy một trạm trộn bê tông không phép đang hoạt động rầm rộ.
tram-tron1.jpg
tram-tron2.jpg
Trạm trộn bê tông hoạt động rầm rộ dù chưa có phép. Ảnh: Duy Ngợi

Theo phản ánh của người dân, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã về xã Đồng Hợp để tìm hiểu thực hư. Thực tế thấy, tại khu vực tập trung những cơ sở chế biến đá trắng thuộc xóm Đồng Sòng, xã Đồng Hợp, hiện đang mọc lên một trạm trộn bê tông trên mặt bằng rộng khoảng 1ha.

Quan quan sát của phóng viên, trạm trộn bê tông đã được xây dựng xong và bắt đầu đi vào hoạt động. Thời điểm phóng viên có mặt chiều 14/11, tại trạm trộn này đang tiến hành pha trộn với xe hổ vồ chở đất cát, 3 xe bồn liên tục ra vào “ăn” bê tông tươi.

Qua tìm hiểu của phóng viên, phần đất doanh nghiệp đang xây dựng trạm trộn bê tông trước đây thuộc một doanh nghiệp ở huyện Diễn Châu (Nghệ An). Sau đó, diện tích đất này được chuyển nhượng cho Công ty Long Anh (một doanh nghiệp khai thác, chế biến đá trắng ở huyện Quỳ Hợp). Trong khi đó, đơn vị xây dựng trạm trộn bê tông ở đây là một doanh nghiệp bê tông Phủ Quỳ (đóng ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An).

tram-tron-be-tong-ko-phep3.jpg

Trạm trộn bê tông không phép nhìn từ Quốc lộ 48 nhưng các cơ quan chức năng vẫn không hề hay biết? Ảnh Duy Ngợi.

 

Liên hệ với ông Trần Xuân Lục, Chủ tịch UBND xã Đồng Hợp thì vị này khẳng định trạm trộn bê tông trên đã hoàn thiện các thủ tục, giấy phép. Cái đó của Công ty Long Anh?

Phóng viên hỏi thêm không hiểu sao các doanh nghiệp, người dân xung quanh trạm trộn bê tông đang hoạt động khẳng định là công trình này chưa có phép, ông Lục nhấn mạnh: “Cái đó nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, có thủ tục thuê đất của tỉnh rồi?!”.

Tuy nhiên, đem vấn đề trạm trộn bê tông xây dựng ở xã Đồng Hợp, một cán bộ Thanh tra Sở Xây dựng Nghệ An tỏ ra ngạc nhiên và khẳng định hiện trên địa bàn huyện Quỳ Hợp chưa có bất cứ trạm trộn bê tông nào được cấp phép. Nếu có thì bên Sở Xây dựng phải nắm rõ. 

Trong khi đó, khi được hỏi về vấn đề này, ông Lê Sỹ Hào, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Hợp thì vị này tỏ ra rất bất ngờ: Trạm bê tông ư, mần chi (làm gì – PV) có trạm trộn bê tông”.

Đề cập đến vấn đề này, ông Kim Thành Xuyên, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quỳ Hợp cũng khẳng định: “Tôi không nắm được nội dung đó, tôi không thấy họ làm bất cứ thủ tục gì ở đây cả. Cái đó anh nên hỏi qua xã. Còn về việc cấp phép thì mần chi có”.

Được biết, để có thể xây dựng được trạm trộn bê tông, doanh nghiệp phải hoàn thành giấy phép xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ tục thuê đất, kiểm định cân đo và được sự đồng thuận của người dân sống trong khu vực.

Thêm nữa, sau trạm trộn bê tông Phủ Qùy đang hoạt động có một con mương nhỏ dẫn nước thải từ cụm công nghiệp ra con suối cách đó không xa. Do đó, khi chưa có bất cứ giấy phép xây dựng và đánh giá tác động môi trường, không ai dám chắc là trạm trộn bê tông này có gây ô nhiễm môi trường?

 

 

Duy Ngợi
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top