Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 11 năm 2017 | 10:40

Nghệ An: Người trồng cam thu 400 triệu đồng/ha

Hiện, người trồng cam ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Qùy Hợp, Thanh Chương, Yên Thành (Nghệ An) đang thu hoạch cam chính vụ với giá bán bình quân tại vườn 30.000 - 35.000 đồng/kg, bà con có doanh thu 400-500 triệu đồng/ha.

Từ sáng sớm ông Nguyễn Viết Thanh ở thôn Tân Trà xã Bồng Khê huyện Con Cuông đã tất bật ra vườn cắt cam để kịp nhập cho thương lái. Ông Thanh cho biết: Gia đình hiện có 3ha cam, trong đó 2ha đã bước vào thời kỳ kinh doanh, còn 1ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. So với những năm trước, năm nay do thiệt hại 2 cơn bão: số 2 và số 10 nên năng suất cam có giảm nhưng vẫn được giá. Với giá bán bình quân tại vườn 30.000 - 35.000 đồng/kg, gia đình thu về trên 400 triệu đồng/ha cam kinh doanh.

Vườn cam Nguyễn Viết Thanh ở thôn Tân Trà xã Bồng Khê huyện Con Cuông

Người trồng cam Nghệ An hối hả bước vào mùa thu hoạch cam

Ông Nguyễn Khắc Sỹ - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Con Cuông cho biết: Hiện tại, Con Cuông có 310ha cam. Đầu năm 2017, bà con trồng mới 54ha. Ngoài các giống cam Vân Du, Xã Đoài ruột vàng, những năm gần đây, nhiều hộ dân còn trồng thêm giống BH. Với việc đưa giống chín sớm và chín muộn vào trồng nên mùa thu hoạch cam Con Cuông kéo dài hơn, từ cuối tháng 9 năm trước đến tháng 2, 3 năm sau. Ngoài tiêu thụ tại địa phương, thị trường chính cam Con Cuông là TP. Vinh, Hà Nội và một số tỉnh khác. Huyện khuyến khích các hộ dân liên kết sản xuất, đồng thời thành lập HTX sản xuất cam; kêu gọi thu hút đầu tư để xây dựng đề án phát triển cam mang thương hiệu của huyện.

Cây cam đang là cây làm giàu của  người dân xứ Nghệ

Trên tuyến quốc lộ 7 đi qua địa bàn xã Đỉnh Sơn huyện Anh Sơn sản phẩm cam địa phương cũng được bày bán nhiều, thu hút không ít những người khách qua đường đến mua. Những quả cam chín mọng, thơm ngon từ lâu cũng đã trở thành đặc sản của miền sơn cước này. Theo người dân nơi đây: Cam Bãi Phủ được trồng chủ yếu là các loại  giống Vân Du, Xã Đoài lòng vàng và V2. Đây là những loại giống cam phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở vùng đất này. 

Ông Phan Văn Hợi phó chủ tịch UBND xã Đỉnh Sơn cho hay: Năm nay thời tiết mưa nhiều các hộ trồng cam Bãi Phủ ở Đỉnh Sơn bị ảnh hưởng thiệt hại khá lớn. Hầu hết các vườn cam đều bị rụng quả từ 20 - 30%. Mặc dù thiệt hại về sản lượng, nhưng vẫn được giá nhờ uy tín thương hiệu cam Bãi Phủ. Hiện tại bình quân mỗi ha cam đạt năng suất khoảng 18 tấn. Thực hiện đề án khôi phục thương hiệu cam Bãi Phủ, năm 2017, xã Đỉnh Sơn đã hỗ trợ 2 tỷ đồng cho 40 hộ dân để đầu tư phát triển cây cam từ quỹ hỗ trợ nông dân.

Cam Nghệ An hút khách bởi chất lượng và giá cả hợp lý

Nghệ An hiện có 5.069ha cam, trong đó, diện tích trồng đạt chuẩn VietGap là 52 ha; diện tích được tưới theo công nghệ cao của Isreal là 182ha. Để nâng cao giá trị của cam Nghệ An Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Vinh tại quyết định số 386/QĐ-SHTT ngày 31/5/2007. Sản phẩm cam Vinh được công nhận tại 5 huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Hưng Nguyên và Nghi Lộc, với 3 giống cam: Xã Đoài, Vân Du và cam Sông Con, quy mô trên 1.800ha. 

Anh Tuấn - Huyền Trang

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top