Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2017 | 8:44

Nghệ An: Nuôi lợn rừng phục vụ thị trường Tết

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, thời điểm này các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn rừng ở các huyện miền núi Nghệ An đang tích cực chăm sóc cho đàn lợn “đặc sản” để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiện, trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Công Trung thôn 1, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn đang có gần 150 con lợn rừng, trong đó 11 con lợn mạ sinh sản. Để kịp đáp ứng nhu cầu tết của người tiêu dùng, mấy tháng nay ông Trung tích cực chăm sóc cho đàn lợn rừng phát triển khỏe mạnh. Để chất lượng thịt thơm ngon ông Trung áp dụng  phương thức bán chăn thả, thức ăn chủ yếu là cỏ voi, cám ngô và bã sắn, do vậy mà lợn rừng tại trang trại của ông luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo ông Trung lợn nuôi đạt trọng lượng từ 15-20kg là có thể xuất bán. Dịp Tết này ông sẽ đưa ra thị trường gần 100 con. Với giá từ 150-180.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí ông còn thu về 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Trung chăm sóc đàn lợn để có nguồn hàng phục vụ Tết

Tại trang trại chăn nuôi lợn rừng của anh Nguyễn Viết Nghĩa thôn 9 xã Tào Sơn Anh Sơn, thời điểm này hơn 30 con lợn rừng đã được khách đặt hàng mua từ trước. Để có nguồn hàng phục vụ Tết anh phải lái cho lợn sinh sản đúng thời điểm, chất lượng thịt thơm ngon. Anh Nghĩa chia sẻ, ngoài phương pháp chăn nuôi bằng cách sử dụng các loại thức ăn tự nhiên không sử dụng cám công nghiệp thì khâu chọn nguồn giống cũng phải đạt chuẩn. Lợn giống được anh Nghĩa tuyển chọn là giống lợn rừng Thái Lan, đây là loại giống dễ nuôi sức đề kháng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu mà môi trương của địa phương. Hiện, mỗi năm anh Nghĩa cho xuất chuồng khoảng 100 con thu về từ 150-200 triệu đồng.

Lợn rừng ở Nghệ An có chất lượng thịt thơm ngon

Mặc dù mới chăn nuôi giống lợn này được gần 2 năm nhưng gia đình chị Lô Thị Tuất ở bản Nam Đình, xã Chi Khê (Con Cuông) đã thấy được kết quả. Nhận thấy đất đai quanh nhà rộng rãi có thể áp dụng chăn nuôi giống lợn này, ban đầu gia đình chỉ nuôi 2 con lợn nái đen cho phối giống với giống lợn rừng. Sau vài lứa lợn sinh sản, gia đình chọn lọc ra những con lợn khỏe mạnh để làm giống. Được biết từ khi chăn nuôi đến nay, đàn lợn đen lai lợn rừng của gia đình chưa bao giờ bị dịch bệnh. Khi xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 15 đến 22kg  với giá từ 100.000 – 120.00.000 đồng/kg. Càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu mua lợn rừng, lợn nít càng tăng cao, nên dịp Tết giá có thể cao hơn. Mặc dù đàn lợn lai rừng của gia đình thời điểm nhiều nhất cũng chỉ mới 30 đến 40 con, song hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với giống địa phương. Vì vậy, thời gian tới gia đình chị Tuất tiếp tục đầu tư và mở rộng phát triển tổng đàn.

Gần Tết nên lợn rừng của người dân nuôi rất được giá.

Nghề nuôi lợn rừng ở Con Cuông phát triển từ những năm 2008, ban đầu chỉ có 2 đến 3 hộ ở Bồng khê, Châu Khê nuôi nhưng đến thời điểm này toàn huyện có trên 40 hộ nuôi lợn rừng quy mô từ 17-70 con. Nhiều năm nay huyện Con Cuông đều có cơ chế chính sách hỗ trợ con giống, chuồng trại lồng ghép từ các nguồn vốn của các dự án cho những hộ ở các vùng khó khăn.

Việc phát triển đàn lợn rừng chất lượng cao không chỉ giúp cho người dân chăn nuôi có thêm nguồn thu nhập đáng kể mà còn giúp cho người tiêu dùng có thêm nguồn đặc sản sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán.

Huyền Trang

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top