Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 3 năm 2019 | 15:56

Nghệ An rà soát 11 dự án chậm triển khai

UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý yêu cầu nhiều địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đề xuất kiểm tra các dự án chậm triển khai trên địa bàn.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý yêu cầu UBND TP. Vinh và UBND các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳ Hợp và Quỳ Châu khẩn trương rà soát các dự án chậm tiến độ triển khai trên địa bàn, đề xuất danh mục các dự án kiểm tra năm 2019, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 4/3/2019 để tham mưu trình UBND tỉnh.
 
chủ-tịch-tỉnh-nghệ-an-thái-thanh-quý1.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành năm 2019 và Danh mục kiểm tra các dự án chậm tiến độ triển khai trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh trước ngày 10/3/2019.
 
Hà Tĩnh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đạt hơn 465 triệu USD
 
Theo thông tin từ Sở Công thương Hà Tĩnh, hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm tiếp tục duy trì ổn định. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng qua đạt 465,52 triệu USD.
 
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 190,15 triệu USD, tăng 67,81% so với cùng kỳ.
 
công-ty-cổ-phần-vinatex-hồng-lĩnh-đang-đi-vào-sản-xuất1.jpg
Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh (ảnh Báo Hà Tĩnh)

 

“Đầu tàu” trong lĩnh vực xuất khẩu là Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Sản lượng thép, phôi thép xuất khẩu trong 2 tháng qua mang về giá trị đạt gần 149,55 triệu USD.
 
Về kim ngạch nhập khẩu trực tiếp của doanh nghiệp, 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 275,37 triệu USD, tăng 4,03% so với cùng kỳ.
 
Trong đó, nhập khẩu trực tiếp từ Formosa đạt 251,72 triệu USD, chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
 
Quảng Bình: Phát triển bền vững cây hồ tiêu trên vùng gò đồi
 
Thống kê của Sở Nông nghiệp-PTNT cho thấy, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có gần 1.250ha diện tích cây hồ tiêu, tăng 5,2% so với năm 2017; trong đó, diện tích đã đưa vào kinh doanh gần 800ha.
 
Xác định hồ tiêu là một trong những loại cây trồng chủ lực giúp người dân vùng gò đồi phát triển kinh tế, những năm qua, tỉnh ta luôn khuyến khích người dân phát triển cây hồ tiêu theo hướng trang trại hoặc quy mô vườn hộ gia đình, nhất là chuyển đổi từ diện tích cao su gãy đổ, kém hiệu quả.
hồ-tiêu-quảng-bình1.jpg
Hồ tiêu được trồng xen với hoa cúc để tránh sâu bọ
Theo đó, tỉnh có chính sách hỗ trợ 10 triệu đồng/ha đối với hộ có diện tích chuyển đổi sang trồng tiêu trên vùng gò đồi; đồng thời, tập trung xây dựng chuỗi giá trị sản xuất hồ tiêu bền vững, tạo mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm.
 
Để phát triển bền vững nghề trồng tiêu, các hộ dân đã chủ động thực hiện các biện pháp canh tác sinh học, tưới tiết kiệm, quản lý dịch hại theo phương pháp IPM; trồng xen hoa trong vườn hồ tiêu để giúp ngăn ngừa sâu bệnh hại tiêu…
 
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh tăng dần qua hàng năm và từng bước phát triển bền vững. Năm 2018, sản lượng hồ tiêu toàn tỉnh ước đạt 700 tấn, năng suất bình quân 9 tạ/ha.
 
Triển khai các đề án khuyến công phù hợp địa bàn
 
Năm 2019, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh tập trung đẩy mạnh triển khai các nội dung hoạt động khuyến công trong việc xây dựng, lựa chọn các đề án khuyến công phù hợp với điều kiện của từng địa bàn, năng lực thực hiện của doanh nghiệp, cơ sở CNNT.
 
Lựa chọn xây dựng những đề án điểm, đề án nhóm, phát triển các ngành nghề có tiềm năng và lợi thế so sánh, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, phát triển sản phẩm mới…
 
mô-hình-trình-diễn-kỹ-thuật-chế-tạo-máy-công-cụ-được-hộ-trợ-kinh-phí-từ-nguồn-khuyên-công.jpg
Mô hình trình diễn kỹ thuật chế tạo máy công cụ được hộ trợ kinh phí từ nguồn khuyên công

 

Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách về phát triển công nghiệp, thương mại; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện. Tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm thực hiện các nội dung, đề án theo Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
 
Vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Nhân rộng mô hình điểm để trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của tỉnh tại các địa điểm di tích lịch sử.
 
Trong năm 2018 Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh đã hoàn thành các nội dung, kế hoạch của chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại theo sát mục tiêu, định hướng đề ra, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng kinh phí sự nghiệp khuyến công và xúc tiến thương mại được bố trí cho trung tâm 4.359 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí khuyến công 2.438 triệu đồng; kinh phí xúc tiến thương mại 1.921 triệu đồng.
 
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top