Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 4 năm 2018 | 17:36

Người chiến sỹ duy nhất còn sống sót của “Trung đội Mai Quốc Ca"

Những năm tháng lịch sử hào hùng nhớ mãi với người chiến sỹ duy nhất còn sống sót của Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca: Anh Vũ Quang Thành, thôn Đồng Minh, Vĩnh Phúc,Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

Trong những ngày tháng tư lịch sử này, chúng tôi có dịp về gặp lại người anh hùng trong trận chiến phá cây cầu Thạch Hãn ngày 10/4/1972. Anh là Vũ Quang Thành, thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, người chiến sỹ duy nhất còn sống sót trở về của Trung đội Mai Quốc Ca năm xưa.   

Trong số 20 chiến sỹ của Trung đội Mai Quốc Ca, thì 19 đồng chí chiến sỹ đã phải nằm lại nơi chiến trường, chỉ còn lại mình anh trở về. Anh Thành bồi hồi mỗi khi nhắc lại những kỷ niệm một thời về các đồng đội của mình đã ngã xuống trong trận chiến đấu ác liệt năm 1972.  

Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, cũng như bao thế hệ thanh niên khác, tháng 5/1971, Vũ Quang Thành nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi. Anh được biên chế vào Đại đội 10, Tiểu đoàn 634, thuộc tỉnh đội Thanh Hóa huấn luyện ở huyện Như Xuân. 

jpg-12.jpg
Anh Thành đang lật lại những danh sách của đồng đội anh năm xưa đã hy sinh  trong trận chiến đấu ác liệt năm 1972

Đến tháng 9/1971, đơn vị anh được điều động vào bổ sung cho Sư đoàn chủ lực 304 đóng quân ở Bố Trạch, Quảng Bình. Ngày 26/2/1972, anh được điều vào Trung đội 2, Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, làm nhiệm vụ vẩn chuyển đạn, gạo và lương thực tiếp tế cho các Tiểu đoàn đóng tại cao điểm 241, Ba Hồ, Đông Toàn… giáp ranh bên bờ sông Thạch Hãn.  

Đêm 9/4/1972, Trung đội quân giải phóng mang tên người Trung đội trưởng Mai Quốc Ca, gồm có 20 chiến sỹ do Đại đội phó Nguyễn Văn Thỏa chỉ huy, nhận lệnh vận chuyển một tạ TNT (bộc phá) vào để phá cầu Thạch Hãn nhằm ngăn chặn sự cứu trợ của địch từ thị xã Quảng Trị lên căn cứ Ái Tử, Đông Hà, La.., tạo điều kiện để các cánh quân của ta mai phục sẵn ở hai bờ song Thạch Hãn và các vùng phụ cận nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự mạnh nhất của địch đang tập trung ở chiến trường Quãng Trị. Trên đường hành quân gặp nhiều ổ phục kích của địch dọc đường nhưng đơn vị anh đều vượt qua an toàn. 

jpg-13.jpg
Sau lần đi thăm lại chiến trường xưa, anh lại bên nấm mộ khắc tên mình tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Triệu Phong, Quảng Trị.  

Rạng sáng ngày 10/4/1972  khi Trung đội của anh đã tiến sát đến cầu Thạch Hãn thì bất ngờ bị địch phát hiện. Nhìn thấy bộ đội chủ lực của ta, địch hốt hoảng nên khẩn cấp điều động một lực lượng lớn với hai tiểu đoàn lính tinh nhuệ, lính dù, biệt động quân và thủy quân lục chiến có máy bay, pháo, xe tăng yểm trợ tạo thành một gọng kìm lớn bao vây Trung đội Mai Quốc Ca. Cả trung đội lọt thỏm giữa vòng vây của địch.

Nói đến đây anh Thành nghẹn ngào: “Trong tình thế không có đường lui,các anh em chúng tôi đã hò nhau xông lên chiến đấu, kiên quyết bám trụ, đẩy lùi những đợt tiến công điên cuồng của địch từ nhiều phía, với tinh thần “Chiến đấu cho tổ quốc quyết sinh”, tôi còn nhó như in với chiến sỹ  Hà Trọng Nguyện (quê ở Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia) đã bị quân giặc băn xuyên qua cổ, đã băng bó vẫn tiếp tục chiến đấu, trong khi đó đơn vị chúng tôi chỉ có 20 người nhưng đã quần nhau với 2 Tiểu đoàn lính dù và Trung đội dân vệ bảo an của địch, trung đội đã chủ động nhảy xuống giao thông hào trên đường quốc lộ 1, quả cảm quần nhau với giặc suốt từ 4h sáng đến 11h trưa thì hầu hết 19 đồng đội của tôi đã ngã xuống tai nơi chiến trường khốc liệt này”.   

Với tình thần quả cảm chiến đấu với quân giặc các đồng đội của tôi đã ngã xuống sau khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đã tiêu diệt được 120 lính ngụy và 2 cố vấn Mỹ. Riêng anh bị trúng mảnh đạn pháo vào hông trái, anh bò ra phía bờ song Thạch Hãn, trong tình trạng người bê bết bùn, máu thì bị địch phát hiện bắt đưa về, cho đi cứu chữa tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Huế. Tại đây anh được mổ nối ruột, sau đó vào bệnh viện Duy Tân Đà Nẵng nằm điều trị 2 tháng. Chỉ  trong vòng mấy tháng trời anh đã bị địch chuyển từ trại giam Non Nước - Đà Nẵng vào nhà lao Bạch Đằng để thẩm vấn nhưng không được. Rồi anh lại được trả về trại giam Non Nước, rồi sau đó đưa anh ra nhà lao Phú Quốc giam cầm tại đây.   

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ngày 10/3/1973, anh cùng các đồng đội bị giam cầm được trả tự do. Cũng thời gian này, ở quê nhà, người mẹ già của anh cũng đã 65 tuổi chưa mãn tang chồng lại nhận được báo tử của người con trai. Cũng trong năm đó, xác 19 đồng đội của anh đã hy sinh, địch không cho chôn mà bắt đem phơi trên miệng hố bom. Nhưng vì quần chúng nhân dân đấu tranh nên địch buộc phải cho chôn tập thể 19 đồng đội xuống 2 hố bom.   

Sau những năm tháng chiến đấu anh dũng, bị địch bắt tù đày, đến năm 1974 anh được phục viên trở về quê nhà, sau đó anh đi học lớp Trung cấp kế hoạch và tham gia công tác tại  địa phương. Đến năm 1975 anh lập gia đình cùng chị  Trịnh Thị Huệ và có 3 người con.   

Tháng 6/1996, gia đình của một đồng đội đã nhờ anh đi tìm lại phần mộ thân nhân, anh lại có dịp trở lại chiến trường xưa, tìm lại những người đồng đội năm xưa đã ngã  xuống. Vào đến nơi, một điều bất ngờ  khi anh phát hiện nấm mộ có tên và khắc trên tấm bia liệt sỹ Vũ Quang Thành. Rồi anh lần tìm lại danh sách liệt sỹ của Trung đội vẫn còn tên anh trong đó.   

Với tinh thần chiến đấu qủa cảm và sự hy sinh anh dũng, năm 1973 Trung đội Mai Quốc Ca được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLLVTND. Và để tưởng nhớ chiến công của trung đội Mai Quốc Ca, Nhà nước đã xây dựng đài tưởng niệm có tấm bia khắc hình 20 quả tim màu đỏ như một biểu tưởng bất diệt của tinh thần chiến đấu quả cảm và sự hy sinh anh dũng của trung đội Mai Quốc Ca.   

Hiện nay, 19 ngôi mộ của Trung đội Mai Quốc Ca được phân thành một khu riêng biệt và cùng khắc chung một cái tên Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

 

 

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn-ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Top