Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 7 năm 2018 | 15:21

Nhãn Sông Mã và hành trình chinh phục thị trường

Tương tự vải, năm nay nhãn được mùa. Hiện, các địa phương đang thực hiện xúc tiến tiêu thụ ở cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, hứa hẹn mùa nhãn bội thu.

1.JPG

Riêng tại huyện Sông Mã (Sơn La), nhà vườn kỳ vọng đạt doanh thu tiền tỷ từ nhãn và hướng đến chinh phục thị trường khó tính.

“Cây làm giàu” vùng Tây Bắc

Cây nhãn trên địa bàn Sông Mã, huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La, được người dân đi kinh tế mới từ tỉnh Hưng Yên mang lên trồng những năm 1960.  Ban đầu bà con trồng nhãn mang tính tự phát, đáp ứng nhu cầu trong gia đình. Đến nay, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, người dân chuyển diện tích nhãn kém hiệu quả sang  giống nhãn chín muộn cho năng suất, chất lượng cao.

Nhãn hiện là cây trồng chủ lực của huyện Sông Mã với diện tích trên 6.000ha, sản lượng ước đạt 40.000 tấn, trong đó hơn một nửa diện tích là nhãn ghép. Giờ đây, Sông Mã là huyện có diện tích nhãn lớn nhất tỉnh Sơn La và vùng tây Bắc.

Năm 2017, nhãn Sông Mã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận thương hiệu “Nhãn Sông Mã” và được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) trao Quyết định cấp mã vùng trồng nhãn xuất khẩu cho 3 hợp tác xã (HTX) với diện tích gần 37ha. Đây là cơ hội để nhãn Sông Mã được nhiều người biết đến, vươn ra thị trường ngoài nước.

Để có được kết quả như trên, ngoài sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương, các hộ dân, HTX trồng nhãn đã ý thức và áp dụng đúng quy trình trong chăm sóc, thu hái. Ông Đặng Văn Thửa, ở xã Chiềng Khoong (Sông Mã), cho biết, gia đình có gần 2ha nhãn ghép bằng giống nhãn lồng Hưng Yên, năm nay thời tiết thuận lợi nên nhãn được mùa, mẫu mã đẹp, chất lượng quả thơm ngon, sản lượng ước đạt 35 tấn.

Bà Trần Thị Minh An, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp An Phú  cho hay, HTX hiện có 14 thành viên, với 30ha nhãn ghép giống chất lượng cao. Để nâng cao năng suất, các thành viên trong HTX thực hiện nghiêm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhãn năm nay được mùa, sản lượng cao hơn khoảng 40% so với những năm trước, năng suất ước đạt 13 - 15 tấn/ha. Hiện, Siêu thị Lotte Mart (Hà Nội),  thương lái từ Trung Quốc, Lạng Sơn và một số tỉnh đã đặt hàng. Nếu giá trung bình từ 15 - 20 nghìn đồng/kg (thời điểm đầu mùa  trên 30.000 đồng/kg) thì HTX thu khoảng trên 8 tỷ đồng.

Theo bà Lê Thị Yến, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, huyện có hơn 6.000ha nhãn, năng suất đạt từ 15 - 20 tấn/ha, sản lượng ước trên 40.000 tấn. Trong đó, có 200ha nhãn của 9 HTX đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP; ngoài ra còn có hơn 500ha nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. Giờ đây, nhãn không phải là cây xóa đói, mà trở thành cây làm giàu của người dân. Với năng suất, chất lượng và giá bán như hiện nay, người trồng nhãn thu về 200 - 300 triệu đồng/ha.

2.JPG
Cây nhãn không chỉ giúp người trồng từng bước thoát nghèo, mà giờ đây, nhiều hộ ở huyện Sông Mã đã và đang vươn lên khá - giàu.

Ông Vi Đức Thọ, Bí thư Huyện ủy Sông Mã, cho biết, từ cây nhãn, nhiều hộ gia đình đã trở nên khá-giàu. Những năm tới, nhà vườn cần bám vào quy hoạch, định hướng đến năm 2020 để đảm bảo diện tích nhãn phù hợp. Cùng với đó, nông dân, các HTX cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobaGAP, đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ điều kiện để xuất sang các thị trường khó tính.

Nâng cao chất lượng, hướng tới xuất khẩu

Năm 2018, thời tiết thuận lợi cùng với việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên nhãn Sông Mã được mùa. Để nâng cao chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, huyện Sông Mã đã vận động nhân dân, các HTX tuân thủ nghiêm theo quy trình sản xuất VietGAP.

Huyện tham gia các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch của UBND tỉnh Sơn La; hướng dẫn, chỉ đạo các HTX xây dựng kế hoạch tiêu thụ, giúp đỡ đàm phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp. Năm 2018, huyện dự kiến xuất khẩu 10 tấn nhãn sang thị trường Australia, Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, huyện đang tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, tập đoàn với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cây ăn quả để xuất khẩu nhãn.

Đặc biệt, huyện Sông Mã đã thành lập Tổ công tác tiêu thụ và xuất khẩu nông sản do Bí thư Huyện ủy làm Tổ trưởng, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh mời các doanh nghiệp khảo sát vùng nhãn, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, Sông Mã đã vận dụng các cơ chế, chính sách của tỉnh tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm nhãn, huy động lực lượng tham gia thu hoạch, đảm bảo giao hàng đủ số lượng, chất lượng và đúng thời gian.

 

3.jpg
3.jpg

 

Được biết, sau khi kiểm tra vùng nhãn ở Sông Mã, một công ty lớn đã đặt vấn đề với tỉnh Sơn La thu gom khoảng 500 tấn nhãn để xuất sang Mỹ.

Trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Yến, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, cho biết, để thực hiện tốt khâu tiêu thụ, xuất khẩu nhãn, trong năm tới, huyện sẽ mở rộng mã vùng trồng nhãn xuất khẩu, mở rộng địa bàn trồng theo quy trình VietGAP, GlobaGAP, đồng thời tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người trồng để ngày càng mở rộng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

“Huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành của tỉnh mở rộng diện tích hỗ trợ các cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm nhãn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ cho các HTX trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng, hỗ trợ, hướng dẫn người dân quá trình thanh toán làm sao được thuận lợi nhất”, bà Yến nói.

Theo ông Vi Đức Thọ, Bí thư Huyện ủy Sông Mã, những năm tới, huyện sẽ bố trí hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các HTX trong giai đoạn đầu để đảm bảo quy trình và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của các thị trường, kể cả trong và ngoài nước, hướng tới chế biến sâu.

Nhãn đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực mang lại giá kinh tế cao cho người dân huyện Sông Mã. Hy vọng, với cách làm đồng bộ, bài bản của huyện Sông Mã, trong thời gian không xa, nhãn Sông Mã sẽ xuất đi được nhiều thị trường khó tính.

 


 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top