Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 3 năm 2016 | 9:9

Nhập khẩu đất về Việt Nam là hành vi bị cấm

Đó là khẳng định của Bộ Nông nghiệp PTNT. Theo đó, việc nhập khẩu đất nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là nhập khẩu trái phép.

Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) về việc hướng dẫn nhập khẩu đất vào Việt Nam.

Nếu không được sự cho phép của Bộ NN&PTNT thì nhập khẩu đất là hành vi trái phép.

Tổng cục Hải quan cho biết cơ quan này đã nhận được báo cáo của cục Hải quan thành phố Hải Phòng, cho biết vướng mắc về thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch đối với các loại đất nhập khẩu: đất sét, đất sét cao lanh, đất chịu lửa, đất sét bentonite… Đây là các loại đất đã nung, xử lý nhiệt thuộc nhóm 25.07 và 25.08.

Theo Tổng cục Hải quan, Luật Thương mại, Nghị định 187 (năm 2013) và Thông tư số 4 của Bộ Nông nghiệp&PTNT không đề cập đến chính sách quản lý, cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện với đất. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013 lại có quy định hành vi bị cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Bộ Nông nghiệp đồng ý bằng văn bản. Trên cơ sở này, Tổng cục Hải quan đề nghị phía Bộ NN&PTNT có hướng dẫn cụ thể chi tiết về kiểm dịch đối với các loại đất, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), ông khá bất ngờ với thông tin trên bởi cho đến thời điểm này ông cũng chưa nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan. Ông Trung cho biết, Bộ NN&PTNT chưa từng xử lý trường hợp nhập khẩu đất phục vụ sản xuất nông nghiệp hay sản xuất phân bón hữu cơ.

Do đó, theo ông Trung, cần phải xem mục đích của việc nhập khẩu đất đấy để làm gì, nếu doanh nghiệp đó nhập khẩu đất để làm nguyên liệu phân bón, thì thuộc phạm vi Bộ NN&PTNT quản lý, Bộ sẽ xem xét các quy định. Còn nếu việc nhập khẩu đất đó để làm nguyên liệu phi nông nghiệp, nhập về để làm nguyên liệu công nghiệp thì do Bộ Công Thương quản lý.

Còn bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) khẳng định, theo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (2013) đã quy định rõ việc đưa đất, nhập khẩu sinh vật gây hại vào Việt Nam là hành vi bị cấm, trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế những trường hợp đặc biệt có thể được nhập về đó là đất hiến tặng nhưng được kiểm soát chặt chẽ và được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bằng văn bản. Những trường hợp khác nhập về mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng là nhập khẩu trái phép.

Theo bà Kim Anh, việc siết chặt nhập khẩu đất theo quy định trong Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng nhằm mục đích bảo vệ đa dạng sinh học trong nước. Bởi khi đưa đất từ nước khác vào Việt Nam có thể mang theo các sinh vật gây hại lạ vào mà chúng ta không kiểm soát hết được, gây ra dịch bệnh, dịch hại cho cây trồng./.

Theo Infonet

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

  • Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam thuộc di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ, lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

  • Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Top