Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 4 năm 2019 | 11:46

Nhiều dấu hiệu sai phạm tại ĐH Thái Nguyên: Không tuân thủ pháp luật?

Nhà nước pháp quyền thì mọi người đều phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Tuy nhiên, với nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên, hình như trường đại học trọng điểm quốc gia này không tuân thủ quy định của pháp luật?

Quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15, Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học nêu rõ về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa.

e51a1c750cefeeb1b7fe.jpg
6.png

 Bà Lê Thị Ngân là tiến sĩ văn học Việt Nam, được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội. 

Tuy nhiên, ngày 5/12/2018, bà Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học ra quyết định bổ nhiệm lại bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Việc bà Ngân là tiến sĩ văn học Việt Nam được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội là chưa phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa.

Nhiều bạn đọc cho rằng, bà Lê Thị Thanh Nhàn bổ nhiệm bà Ngân là sai quy định nhưng bà Nhàn vẫn được cất nhắc lên làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ của Bộ GD&ĐT ngay sau đó, cần làm rõ trách nhiệm của bà Nhàn trong việc bổ nhiệm này.

Không chỉ dừng lại ở việc bổ nhiệm bà Lê Thị Ngân giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội không đúng quy định, khi mở ngành Luật (theo phản ánh đến nay đã tuyển sinh 05 khóa học), song không có 1 giảng viên trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký (theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT).

gsts-lê-thị-thanh-nhàn-vụ-trưởng-vụ-tổ-chức-cán-bộ-bộ-giáo-dục-và-đào-tạo.jpg
Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học ra quyết định bổ nhiệm lại bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội. Hiện, bà Nhàn là Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ (Bộ GD&ĐT)

Như vậy, Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) không chỉ có dấu hiệu bổ nhiệm Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội không đúng quy định mà khi mở ngành Luật cũng chưa đúng với quy định tại thời điểm bổ nhiệm, mở ngành.

Tương tự, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông bổ nhiệm chưa đúng quy định bà Đỗ Thị Bắc, tiến sĩ chuyên ngành cơ sở toán học cho tin học, làm Trưởng khoa truyền thông đa phương tiện.

Giải thích về việc này, Đại học Thái Nguyên cho biết, tại Việt Nam chưa có mã ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ truyền thông đa phương tiện. Do vậy, khi bổ nhiệm Trưởng khoa Truyền thông đa phương tiện, trường đã lựa chọn nhân sự có chuyên môn đào tạo phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo của khoa.

1.png
Bà Đỗ Thị Bắc, tiến sĩ chuyên ngành cơ sở toán học cho tin học, được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Truyền thông đa phương tiện (Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông)

Có thể nói, giải thích của Đại học Thái Nguyên là chưa thỏa đáng. Năm 2011, chỉ là Bộ môn Truyền thông đa phương tiện, năm 2015, Đại học Thái Nguyên quyết định thành lập Khoa Truyền thông đa phương tiện. Biết nguồn nhân lực chưa đáp ứng theo quy định, tại sao vẫn thành lập khoa? Phải chăng Đại học Thái Nguyên biết sai vẫn cố tình làm?

Quay lại việc mở ngành, năm 2012, Đại học Thái Nguyên cho phép Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông đào tạo đại học ngành Quản trị văn phòng, chuyên ngành đào tạo Quản trị văn phòng. Trả lời Báo Kinh tế nông thôn, Đại học Thái Nguyên cho biết, tại thời điểm mở ngành Quản trị văn phòng năm 2012 chưa có nguồn nhân lực giảng viên tốt nghiệp trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong nước đúng chuyên ngành.

Tại thời điểm này, mở ngành đang thực hiện theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ GD&ĐT, điều kiện được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ đại học “có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký”. Như vậy, Đại học Thái Nguyên biết mình không đủ điều kiện để mở ngành nhưng vẫn bất chấp để mở?

Nếu tất cả các trường đại học trong cả nước, trường nào cũng lấy lý do như Đại học Thái Nguyên để mở ngành thì chắc chắn sẽ "loạn", nền giáo dục nước nhà không biết sẽ thế nào?

Nhà nước pháp quyền thì mọi người đều phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Đại học Thái Nguyên cũng vậy, khi mở ngành, thành lập khoa, bổ nhiệm trưởng khoa cũng phải theo quy định của pháp luật, nghị định, quyết định, thông tư liên quan, không có ngoại lệ.

20190410_1200500.jpg
20190410_120114.jpg
Trong văn bản trả lời các nội dung đặt lịch làm việc của phóng viên, Đại học Thái Nguyên viện dẫn vòng vo liên quan tới việc bổ nhiệm trưởng khoa, mở khoa, mở ngành. 

Trước đó, ngày 5/4/2019, Báo Kinh tế nông thôn có bài: “Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên”. Thay vì có văn bản phản hồi đến báo về những nội dung phản ánh, Đại học Thái Nguyên lại thông tin trên tờ báo của Bộ GD&ĐT viện dẫn loanh quanh việc bổ nhiệm, mở ngành, mở khoa... Cuối cùng, Đại học Thái Nguyên không khẳng định được việc Báo Kinh tế nông thôn phản ánh đúng hay sai mà chỉ biện minh rằng "Không thể máy móc, cứng nhắc trước yêu cầu bổ nhiệm cán bộ"?!

Không dừng lại ở đó, Đại học Thái Nguyên còn gửi văn bản tới Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, các bài viết của báo gây ảnh hưởng đến uy tín của mình?!

Là đại học vùng, có nhiều trường thành viên đào tạo ngành luật, không hiểu sao Đại học Thái Nguyên lại gửi văn bản vượt cấp và không tuân thủ pháp luật khi bổ nhiệm, mở ngành, mở khoa đào tạo?

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top