Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2019 | 8:53

Nhiều dấu hiệu sai phạm tại ĐH Thái Nguyên: Một ngành 3 năm có 34 SV!

Một ngành có 7 tiến sĩ mà 3 năm chỉ tuyển sinh được 34 sinh viên là thực trạng diễn ra tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Đây có phải là hệ quả của việc mở ngành tràn lan?

untitled.png

Ngành Khoa học cây trồng-  Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai  trong 3 năm chỉ tuyển sinh được 34 sinh viên.  

 

Ba năm tuyển sinh được 34 sinh viên!

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 6189/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện, Phân hiệu đang đào tạo 4 ngành nhưng có tới 3 ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu gồm: Chăn nuôi;  Khoa học cây trồng;  Quản lý tài nguyên và môi trường.

Tính đến ngày 15/11/2018, ngành Khoa học cây trồng có 7 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, trong đó có 2 giảng viên hàm phó giáo sư. Trong đề án tuyển sinh cho thấy, mỗi năm ngành này Phân hiệu tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 chỉ tuyển được 22 chỉ tiêu; năm 2017 tuyển được 8 chỉ tiêu và năm 2018 có 4 sinh viên trúng tuyển.

trồng-cây.png
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành Khoa học cây trồng và ngành Chăn nuôi.
 

Như vậy, từ khi thành lập phân hiệu, đã 3 năm tuyển sinh nhưng ngành Khoa học cây trồng chỉ có... 34 sinh viên theo học.  

Tương tự, tại ngành Chăn nuôi, mỗi năm vẫn tuyển 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 có 25 sinh viên trúng tuyển; năm 2017 có 20 sinh viên và năm 2018 chỉ có 9 sinh viên theo học. Trong khi ngành này có tới 5 giảng viên cơ hữu (3 thạc sĩ, 2 tiến sĩ). 

trồng-cây-2017-2018.png
Tuy nhiên, ngành khoa học cây trồng, năm 2017 chỉ có 8 sinh viên trúng tuyển, năm 2018, có 4 sinh viên trúng tuyển
 
cây-trồng-2017-2018.png
Năm 2017 và năm 2018, tại ngành Chăn nuôi, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, số sinh viên trúng tuyển có nhích lên nhưng không đáng kể
 

Còn ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, cũng với 50 chỉ tiêu mỗi năm, năm 2016 Phân hiệu tuyển được 33 sinh viên; năm 2017 tuyển được 8 sinh viên; năm 2018 có 9 sinh viên theo học.

Tổng 3 năm, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có 50 sinh viên theo học, trong khi ngành này có tới 9 giảng viên cơ hữu (gồm 4 tiến sĩ, 5 thạc sĩ).

 

Điều động giảng viên để mở ngành?

Như đã phản ánh ở các bài trước, Đại học Thái Nguyên có 3 ngành vi phạm khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDÐT), gồm: Thông tin - Thư viện, Luật (Trường Đại học khoa); Quản trị văn phòng (Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông) về điều kiện mở ngành đào tạo.

Mới đây, Đại học Thái Nguyên tiếp tục có dấu hiệu sai phạm khi mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thuộc Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. 

8.png

Bà Phạm Thị Phương Thái hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này.

Trả lời phóng viên về vấn đề này, Đại học Thái Nguyên cho biết, để đảm bảo cho việc mở ngành theo đúng quy định, Đại học Thái Nguyên đã có quyết định điều động các giảng viên của Đại học (Đại học Khoa học - PV) sang công tác tại Phân hiệu, trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có 04 giảng viên được điều động từ Trường Đại học Khoa học, trong đó có 1 PGS.TS, 03 ThS ngành văn hóa, du lịch để phục vụ mở ngành tại Phân hiệu.

Đại học Thái Nguyên cho biết, đối chiếu với các quy định tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phân hiệu đã thực hiện đúng các quy định và hoàn toàn đủ điểu kiện để mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hệ chính quy.

Tuy nhiên, Đại học Thái Nguyên không hề nhắc đến trường hợp PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái, hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này. Bà Thái là tiến sĩ ngữ văn, không đúng với ngành được mở tại Phân viện.

10.png
Trên thông báo công khai, bà Thái, bà Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu của Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 

Đặc biệt, bà Thái, bà Lan và bà Nga đang là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học. Khi điều động lên Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai để mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì Phân hiệu lại "biến" 3 giảng viên này thành giảng viên cơ hữu của mình.

Theo thông báo công khai thì hiện nay,  bà Thái, bà Lan và bà Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu tai Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, vi phạm quy định tại Điều 3, Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Có phải mục đích Đại học Thái Nguyên điều động giảng viên cơ hữu từ Trường Đại học Khoa học lên Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai để đủ điều kiện mở ngành đào tạo mới?

Mới đây, Cục cảnh sát kinh tế (C03) - Bộ Công an có công văn gửi Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên thông báo về kết quả xác minh ban đầu xung quanh những phản ánh về Đề tài nghiên cứu cấp Bộ mang tên: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sinh con mắc bệnh Thalassemia (thiếu máu, tan máu bẩm sinh) ở phụ nữ người dân tộc tại khu vực miền núi phía Bắc do ông Nguyễn Tiến Dũng làm chủ nhiệm đề tài có dấu hiệu vi phạm.

ại-học-y-dược-đại-học-thái-nguyên.jpg
Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên.  

Theo văn bản của C03 thì ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên là chủ nhiệm đề tài, là người ký duyệt hồ sơ quyết toán có dấu hiệu lập khống, quyết toán số tiền 253 triệu đồng mua vật tư, hóa chất phục vụ đề tài từ nguồn tiền đầu tư ngân sách.

Căn cứ tính chất, mức độ và thẩm quyền điều tra, C03 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Công an tỉnh Thái Nguyên thiếp tục thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top