Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2018 | 16:31

Nhiều dư địa phát triển tiêu thụ thị trường thủy sản nội địa

Dự báo mức tiêu thụ thủy sản tại thị trường trong nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Mức tiêu dùng thủy sản bình quân năm 2020 có khả năng đạt 33 - 35 kg/người. Do vậy, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa vẫn đầy tiềm năng.

Đó là nhấn mạnh của ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại Hội thảo "Phát triển thị trường tiêu thụ thuỷ sản nội địa" do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức sáng nay (8/10), tại Hà Nội.

Ông Toản cho hay: 9 tháng qua, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đi 164 nước, cho thấy thủy sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm chế biến tinh, chế biến sâu đã hiện hữu ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

5.jpg
Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: PV)

 

Cùng với việc phát triển xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã chú trọng phát triển thị trường nội địa.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, trong bức tranh thủy sản, tiêu thụ nội địa còn rất nhiều tiềm năng khi người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm đến các sản phẩm này. Cùng với đó, chất lượng thủy sản phục vụ người tiêu dùng trong nước cũng ngày được nâng lên.

"Mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo đầu người của Việt Nam tăng trưởng hàng năm, năm 2017 đạt khoảng 31 kg/người. Trong thời gian tới, khi người dân có mức thu nhập cao hơn, dân số ở nông thôn thay đổi, số người thành thị và có thu nhập cao tăng lên nên sản phẩm thủy sản tiêu thụ sẽ càng ngày đòi hỏi có chất lượng và giá trị cao hơn", ông Toản cho hay.

Đồng quan điểm, ông Đào Trọng Hiếu - Phó trưởng phòng phát triển thị trường thủy sản – Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản – dẫn số liệu, năm 2017, sản lượng tiêu thụ nội địa sản phẩm thủy sản là gần 550 triệu tấn, trong đó, thủy sản đông lạnh đạt hơn 229 triệu tấn, nước mắm đạt hơn 208 triệu tấn, tiếp theo đó là thủy sản khô, đồ hộp thủy sản và các sản phẩm khác. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về sản lượng là 5,5%/năm. Con số thống kê trên là chỉ mới có các sản phẩm hải sản, chứ chưa có con số thống kê cụ thể đối với các sản phẩm nước ngọt, nuôi nước lạnh.

Giá trị tiêu thụ sản phẩm thủy sản nội địa lên đến hơn 22 nghìn tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD, đây là con số không nhỏ. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị cao hơn tăng trưởng bình quân về sản lượng, điều này cho thấy chất lượng sản phẩm cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm càng ngày càng được cải thiện.

4.jpg
Vận chuyển cá lên bờ. (Ảnh: IT) 

 

Đánh giá về dư địa phát triển thị trường trong thời gian tới, ông Hiếu cho biết: Thị trường tiêu thụ thủy sản rộng lớn với hơn 96 triệu dân và hơn 13 triệu lượt khách du lịch là tiềm năng lớn cho tiêu thụ thủy sản.

Để thúc đẩy tiêu thụ tại thị trường nội địa, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, cần rà soát, bổ sung, thay thế những chính sách không phù hợp, nghiên cứu đề xuất thêm những chính sách mới nhằm thu hút nhà đầu tư, liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ.

Tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn sản phẩm về thực phẩm phù hợp; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng cho hoạt động của cơ sở... 

Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng thủy sản của các làng nghề đến được các thị trường lớn; củng cố và phát triển tốt các chợ nông thôn, hình thành các chợ đầu mối nhằm khơi thông tốt thị trường; quản lý chất lượng hàng hoá, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực, cải tiến mẫu mã, bao bì; nhãn mác, thương hiệu, mã số, mã vạch... Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc tạo ra sản phẩm chất lượng cao và ổn định./.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

Top